Bạn có từng tự hỏi làm thế nào các công ty hàng đầu có thể duy trì hiệu suất cao và phát triển mạnh mẽ giữa hàng loạt thách thức? Đó là nhờ một công cụ chiến lược đang được hàng ngàn tổ chức trên thế giới áp dụng – mô hình Balanced Scorecard (BSC). Không chỉ là một bảng điểm thông thường, BSC mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện và chiến lược về mọi khía cạnh quan trọng trong hoạt động. Hãy cùng NextXPhần mềm CRM khám phá cách mô hình này có thể biến đổi doanh nghiệp của bạn, giúp bạn không chỉ vượt qua khó khăn mà còn bứt phá trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

I. Mô hình Balanced Scorecard (BSC) là gì?

Balanced Scorecard, còn gọi là “thẻ điểm cân bằng” trong tiếng Việt. Đây được đánh giá là một công cụ quản trị chiến lược quan trọng. Ở cấp độ cơ bản nhất, nó giúp doanh nghiệp định hướng trong quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của các chiến lược đã đề ra. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh tài chính, BSC còn chú trọng đến ba thước đo phi tài chính quan trọng khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm 3 khía cạnh quy trình hoạt động nội bộ, khách hàng và học hỏi & phát triển.

Tính “cân bằng” của mô hình thể hiện qua sự đồng đều giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giữa tài chính và phi tài chính, cũng như giữa các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra. Nó còn giúp doanh nghiệp điều hòa giữa những các hoạt động nội bộ và đối ngoại.

II. 4 khía cạnh của mô hình Balanced Scorecard (BSC)

4 khía cạnh của mô hình Balanced Scorecard

Xem thêm: Saas là gì? Tương lai mô hình có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp

Mô hình Balanced Scorecard bao gồm 4 yếu tố chính, được xem như là những thước đo hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp. Các yếu tố này có sự liên kết và tác động qua lại từ cấp dưới lên cấp trên. Được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định, dựa trên kế hoạch chiến lược đã đề ra. Dưới đây là 4 yếu tố: 

1. Khía cạnh tài chính

Trong phân tích mô hình BSC, khía cạnh tài chính đóng vai trò thiết yếu trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Đây không chỉ là trọng tâm hàng đầu mà còn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình đo lường sự thành công.

Việc phân tích khía cạnh này giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ thỏa mãn của các cổ đông, khả năng tạo ra lợi nhuận và các yếu tố tài chính khác. Nó cũng phản ánh kết quả của những quyết định tài chính trong quá khứ và đảm bảo việc quản lý tài chính một cách hiệu quả. Mặc dù các chỉ số tài chính thường cần thời gian để thu thập và phân tích. Nhưng chúng cung cấp những thông tin quan trọng của doanh nghiệp trong giai đoạn trước đó để xác nhận hiệu quả hoạt động.

2. Khía cạnh khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Bởi vậy nó là một yếu tố quan trọng phản ánh sự thành công của doanh nghiệp. Thước đo này nhằm trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp được khách hàng đánh giá ra sao? Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định các mục tiêu và lập kế hoạch tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các câu hỏi như: Khách hàng này có phải là đối tượng mục tiêu của mình không? Họ có hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ không? Tỷ lệ phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ là bao nhiêu? Có bao nhiêu % phản hồi tích cực, tiêu cực? Ngoài ra, khách hàng đánh giá doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh như thế nào? … để đánh giá chính xác mức độ hài lòng của khách hàng.

3. Khía cạnh nội bộ

Không doanh nghiệp nào có thể khẳng định thành công mà không có những hành động cụ thể để minh chứng điều đó. Giống như quá trình tự kiểm tra và cải tiến, việc đánh giá hiệu quả hoạt động nội bộ nhằm nhận diện các điểm mạnh và yếu kém.

Hiệu quả vận hành của một doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều chỉ số nhỏ. Như chỉ số tốc độ mở rộng quy mô, tỷ lệ giữ chân nhân sự tăng lên, thời gian xử lý công việc được rút ngắn, v.v. Để đánh giá chính xác, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các quy trình nội bộ của công ty. Đồng thời xác định những bộ phận hoạt động tốt và những điểm chưa hiệu quả. Sau đó, việc cải thiện các lỗ hổng này cần được đặt thành một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

4. Khía cạnh học tập và phát triển

Khía cạnh này đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua các yếu tố như cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp… Và các năng lực cốt lõi khác liên quan đến sự đột phá về hiệu suất. Khả năng học hỏi và đổi mới của tổ chức cho thấy mức độ chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nhân sự. Cũng như chất lượng quản lý công việc và liên tục cải tiến trong một môi trường đầy biến động. Điều này giúp trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để chúng ta duy trì năng lực thực hiện chiến lược đã đề ra?”

Việc tập trung vào đào tạo, nâng cao kiến thức và khả năng ứng dụng kiến thức đó giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh. So với các khía cạnh khác, học tập và phát triển khó đo lường bằng con số cụ thể. Nhưng thông qua các chính sách và công cụ hỗ trợ năng suất nhân viên ta vẫn có thể đánh giá. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm cách cải tiến để gia tăng giá trị.

III. Những lợi ích của mô hình Balanced Scorecard đối với doanh nghiệp

Những lợi ích của mô hình  Balanced Scorecard đối với doanh nghiệp

Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Sự khác biệt giữa SMART cùng 5 mô hình khác

  • Mô hình BSC hỗ trợ lập kế hoạch chiến lược

Mô hình Balanced Scorecard cung cấp một cấu trúc rõ ràng, thể hiện mối liên hệ nhân quả giữa các mục tiêu khác nhau. Điều này có nghĩa là tất cả các yếu tố đều được xây dựng dựa trên một chiến lược cốt lõi. Kết quả từ việc thực hiện các mục tiêu sẽ góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về chiến lược của doanh nghiệp.

  • Mô hình BSC cải thiện truyền thông doanh nghiệp

Khi đã có một chiến lược rõ ràng được thể hiện trên toàn bộ khung mô hình, việc truyền thông nội bộ và bên ngoài trở nên dễ dàng hơn. Mô hình BSC không chỉ giúp đối tác và nhân viên hiểu rõ chiến lược mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ. Điều này giúp ghi nhớ dễ dàng các ưu điểm và nhược điểm của từng chỉ số mà doanh nghiệp đang triển khai.

  • Mô hình BSC liên kết các dự án trong doanh nghiệp

Với khung nền tảng từ mô hình BSC, các dự án nhỏ lẻ có thể dựa vào đó để xây dựng kế hoạch cụ thể hơn. Và đảm bảo rằng mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến cùng một mục tiêu chiến lược và không gây lãng phí nguồn lực.

  • Mô hình BSC tối ưu hóa hiệu suất báo cáo

BSC có thể được sử dụng làm nền tảng cho báo cáo tổng quan, giúp quá trình báo cáo trở nên nhanh chóng và rõ ràng hơn. Điều này cho phép tập trung vào những vấn đề chiến lược quan trọng nhất, giúp tối ưu hóa hiệu quả báo cáo.

IV. Cách ứng dụng mô hình Balanced Scorecard hiệu quả trong doanh nghiệp

Cách ứng dụng mô hình Balanced Scorecard hiệu quả trong doanh nghiệp

Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp Việt

Theo khảo sát năm 2016 của 2GC Active Management, trong số những người sử dụng mô hình BSC. Hơn 75% là các nhóm điều hành hoặc quản lý cấp cao, và họ sử dụng BSC chủ yếu cho mục đích thực hiện chiến lược. Một số ít người dùng BSC để quản lý hoạt động doanh nghiệp, trong khi khoảng 25% sử dụng nó chỉ để lập báo cáo. Tuy nhiên, trên thực tế, BSC có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nếu được áp dụng đúng cách và hợp lý.

Bước 1: Kiểm soát dữ liệu

Doanh nghiệp thường tốn thời gian và công sức vào việc đo lường nhiều yếu tố mà không chú trọng đến chiến lược. Để tránh quá tải dữ liệu trong BSC, bạn cần xác định rõ ràng chiến lược của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn các dữ liệu phù hợp.

Dưới đây là quy trình để đưa dữ liệu vào mô hình BSC:

  • Giới hạn số lượng mục tiêu: Nên giữ số lượng mục tiêu trong mô hình BSC từ 10 đến 15. Nếu quá nhiều, bạn có thể mất tập trung vào chiến lược chính.
  • Chuẩn bị câu hỏi cụ thể: Soạn thảo các câu hỏi liên quan đến từng mục tiêu trước cuộc họp. Và hãy nhấn mạnh vào việc các chỉ số phải có thể đo lường.
  • Gửi tài liệu trước cuộc họp: Tập hợp câu hỏi và tài liệu liên quan đến các mục tiêu, gửi cho nhân viên 1-2 ngày trước cuộc họp để họ có thời gian nghiên cứu.
  • Ra quyết định và nhắc nhở: Trong cuộc họp đánh giá chiến lược, đưa ra quyết định và ghi chép lại. Đồng thời nhắc nhở những người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đã giao.

Bước 2: Đo lường và đánh giá mục tiêu

Bạn có thể thiết lập một hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc để phân loại các yếu tố mục tiêu. Xem xét báo cáo từ người phụ trách và xác định loại của từng yếu tố mục tiêu. Ví dụ:

  • Màu đỏ: Yếu tố mục tiêu cần thêm tài nguyên hoặc sự hỗ trợ từ bên ngoài để quay lại đúng hướng.
  • Màu vàng: Yếu tố mục tiêu gần như đang đi đúng hướng nhưng gặp một số trở ngại có thể tự giải quyết.
  • Màu xanh lá cây: Yếu tố mục tiêu đang tiến triển tốt.

Cần lưu ý rằng việc đánh giá nên được thực hiện một cách khách quan để tránh sai lệch trong việc xác định tình hình. Điều này nhằm ngăn chặn việc giảm mục tiêu để bảo đảm hiệu suất hoặc che giấu những vấn đề tồn tại. Hãy sử dụng các số liệu được đo lường rõ ràng và thành lập hội đồng đánh giá nếu cần thiết.

Bước 3: Gán KPI cho các yếu tố mục tiêu

Khi mô hình BSC (Balanced Scorecard) là một công cụ quản lý chiến lược dựa trên việc đo lường và đánh giá. Thì chỉ số KPI (Chỉ số hiệu suất chính) lại là công cụ giúp quản lý hiệu suất hiệu quả. Cho phép bạn giao trách nhiệm cho nhân viên và đánh giá sự thực hiện của họ theo chiến lược. Một nhà quản lý khéo léo sẽ kết hợp sử dụng cả hai công cụ này trong quản lý.

Hãy thiết lập các chỉ số KPI tương ứng với từng yếu tố mục tiêu. Các KPI càng phản ánh chính xác tình hình thực tế đã được đo lường và đánh giá, thì hiệu quả sẽ càng cao.

Thông qua việc đánh giá KPI định kỳ, bạn sẽ nhận diện được khoảng cách giữa hiệu suất thực tế của doanh nghiệp và mục tiêu đã đặt ra. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch cải thiện và điều chỉnh hợp lý.

Bước 4: Thể hiện mối liên kết giữa các mục tiêu

Hãy sử dụng các mũi tên một chiều để thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Bạn cũng có thể kết nối linh hoạt hai mục tiêu trong cùng một thước đo. Hay nhóm hai mục tiêu lại thành nguyên nhân cho một mục tiêu khác, hoặc một mục tiêu có thể dẫn đến hai mục tiêu khác, miễn là không có yếu tố nào tách biệt.

Như vậy, bạn đã xây dựng được một mô hình Balanced Scorecard cho doanh nghiệp của mình. Trong đó từng con số đều gắn bó chặt chẽ với thực tế mà bạn đang quản lý. Thực hiện chiến lược BSC đúng cách chính là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất dẫn đến thành công cho doanh nghiệp.

V. Kết luận

Mô hình Balanced Scorecard (BSC) mang đến một phương pháp quản lý toàn diện và chiến lược cho các tổ chức. Khi không chỉ đo lường thành công dựa trên kết quả tài chính mà còn xem xét các yếu tố quan trọng khác như sự hài lòng của khách hàng, hiệu suất nội bộ, và khả năng phát triển dài hạn. Với sự linh hoạt và tầm nhìn xa, BSC giúp doanh nghiệp xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững, từ đó tăng cường khả năng thích nghi và cạnh tranh trên thị trường. Theo dõi Trang tin NextX thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé.

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Rate this post