Trong thế giới tiếp thị đầy cạnh tranh, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng không còn chỉ dừng lại ở việc chờ đợi họ tự tìm đến bạn. Đây chính là lúc Outbound Marketing – một chiến lược tiếp thị chủ động và mạnh mẽ bước vào cuộc chơi. Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào các thương hiệu lớn luôn nổi bật và gắn bó với khách hàng? Bí mật nằm ở khả năng tiếp cận trực tiếp và tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ đầu. Hãy cùng NextX – Phần mềm quản lý KPI tìm hiểu cách mà Outbound Marketing có thể biến chiến dịch tiếp thị của bạn thành một cỗ máy thu hút khách hàng không ngừng nghỉ!
Mục lục
I. Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là một phương pháp truyền tải thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ tới một nhóm đối tượng cụ thể nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Chiến lược này bao gồm nhiều hình thức khác nhau để tiếp cận một lượng lớn dân số. Với mục đích nâng cao nhận thức về thương hiệu và mở rộng tệp khách hàng triển vọng. Mục tiêu chính của outbound marketing là xây dựng các mối quan hệ tích cực với khách hàng thông qua việc tiếp cận đúng nơi và đúng thời điểm.
Trong chiến lược outbound marketing, doanh nghiệp chủ động liên hệ; thu hút sự quan tâm của khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau. Các hình thức truyền thống bao gồm quảng cáo trên truyền hình (TVC), biển quảng cáo ngoài trời và trong nhà, cuộc gọi ngẫu nhiên, thông cáo báo chí, và tổ chức sự kiện. Ngoài ra, outbound marketing còn kết hợp với các phương thức hiện đại, sử dụng internet như quảng cáo pop-up; quảng cáo trả phí theo lượt nhấp chuột (PPC ads); email spam, và tin nhắn tự động.
II. Ưu nhược điểm khi triển khai Outbound Marketing
Xem thêm: Điểm mặt các hình thức Marketing giúp nâng cao hiệu quả tiếp thị
1. Ưu điểm của Outbound Marketing
Phạm vi tiếp cận rộng: Outbound marketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn. Đặc biệt qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, radio, và biển quảng cáo.
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Doanh nghiệp triển khai Outbound có toàn quyền kiểm soát nội dung và thời gian xuất hiện của thông điệp quảng cáo. Khi đó quảng cáo liên tục và lặp đi lặp nhằm đảm bảo thông điệp được truyền tải chính xác như mong muốn. Điều này giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu; tạo sự quen thuộc và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng.
Báo cáo và đo lường nhanh chóng: Một số hình thức như quảng cáo trực tuyến (PPC ads) cho phép doanh nghiệp đo lường kết quả ngay lập tức. Thông qua các chỉ số như lượt nhấp chuột, lượt hiển thị, và tỷ lệ chuyển đổi. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị một cách nhanh chóng.
2. Nhược điểm của Outbound Marketing
Chi phí cao và tốn kém: Outbound marketing thường tiêu tốn nguồn lực tài chính đáng kể. Quảng cáo truyền thống như trên truyền hình, radio, hoặc trong các ấn phẩm in ấn có thể tốn kém phí quảng cáo lớn mà không hẳn luôn mang lại hiệu quả cao.
Không nhắm mục tiêu chính xác: việc không nhắm mục tiêu chính xác có thể dẫn đến việc tiêu tốn tài nguyên mà không mang lại lợi ích cao như mong đợi. Khi không định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu; doanh nghiệp có thể phải chi trả nhiều hơn cho quảng cáo mà không đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, việc quảng cáo không phù hợp có thể làm giảm độ tin cậy từ khách hàng; giảm hiệu suất tổng thể của chiến dịch
Tỷ lệ chuyển đổi thấp: So với Inbound Marketing, tỷ lệ chuyển đổi của outbound marketing thường thấp hơn. Điều này là do thông điệp quảng cáo không phải lúc nào cũng phù hợp với sự quan tâm và nhu cầu của khách hàng. Hay đôi khi các hình thức quảng cáo như cuộc gọi ngẫu nhiên, email spam; hoặc quảng cáo pop-up thường làm phiền khách hàng và có thể gây mất lòng tin từ phía họ.
III. Một số hình thức Outbound Marketing phổ biến
Xem thêm: Khám phá sức mạnh Marketing CRM trong tối ưu hoá chiến lược tiếp thị
1. Hình thức quảng cáo truyền hình
TV commercials (TVC) được coi là một trong những hình thức phổ biến và đắt đỏ nhất của Outbound Marketing. Khả năng tiếp cận rộng lớn của TVC là điều hiển nhiên. Và do đó, không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền lớn vào loại hình này.
Cho đến nay, TVC vẫn được duy trì mạnh mẽ, bởi nó cung cấp khả năng tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả đến khách hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có khả năng thực hiện outbound marketing này, và lý do chính là vấn đề về chi phí. Chỉ các doanh nghiệp có khách hàng tiềm năng thường xem TV vào thời gian quảng cáo xuất hiện; và nguồn lực tài chính mạnh mới có thể chủ động tiếp cận. Ví dụ như các nhãn hàng bột giặt, nước ngọt, sữa, v.v.
2. Email Marketing
Trong hình thức outbound marketing, email marketing là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng; tạo ra sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa bằng cách gửi các email quảng cáo; hoặc thông tin tiếp thị trực tiếp đến danh sách khách hàng. Nhằm nhắm đến mục tiêu cụ thể và tăng cơ hội chuyển đổi.
Email marketing cung cấp một loạt các lợi ích, bao gồm chi phí thấp, tính đo lường cao, và khả năng tự động hóa. Nhờ các công cụ tự động hóa email marketing, doanh nghiệp có thể lập lịch; gửi email tự động dựa trên hành vi hoặc sự kiện của khách hàng. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
3. Cold calling
Cold calling là một trong những chiến lược nơi doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc gọi điện thoại trực tiếp. Bằng cách này, nhân viên bán hàng hoặc nhân viên tiếp thị có cơ hội tạo ra sự tương tác cá nhân; giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ một cách trực tiếp.
Qua cuộc gọi điện thoại, doanh nghiệp có thể tạo ra một trải nghiệm cá nhân hóa; cung cấp thông tin chi tiết và giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ tin cậy và tăng cơ hội chuyển đổi. Ngoài ra, outbound call cũng mang lại cơ hội để thu thập phản hồi từ khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và quan điểm của họ.
4. Outbound Sales
Trong outbound sales, nhân viên bán hàng hoặc nhân viên tiếp thị thường sử dụng các phương tiện như cuộc gọi điện thoại, email; hoặc gặp gỡ trực tiếp để tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
Mục tiêu của outbound sales là tương tác và tạo sự chú ý tới khách hàng tiềm năng. Từ đó tiến tới giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, và thuyết phục họ mua hàng. Điều này thường đòi hỏi một sự tiếp cận chủ động từ doanh nghiệp, nơi họ tìm kiếm và liên hệ trực tiếp với các leads tiềm năng.
5. Quảng cáo ngoài trời OOH
Quảng cáo ngoài trời là một phần quan trọng của chiến lược outbound marketing. Đặt quảng cáo trên các bề mặt ngoài trời như biển quảng cáo, bảng hiệu, poster và các khu vực công cộng. Điều này tạo ra cơ hội tiếp cận lượng lớn người đi đường và khách hàng tiềm năng trong khi họ di chuyển; thu hút sự chú ý và tạo ra cơ hội tương tác tức thì.
Với tính tương tác cao và khả năng phủ sóng rộng lớn, quảng cáo ngoài trời mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp muốn tăng cường nhận thức về thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, để thành công, quảng cáo ngoài trời cần được thiết kế và đặt một cách thông minh và hiệu quả. Đồng thời cũng cần sự đo lường và đánh giá kỹ lưỡng về hiệu quả của chiến dịch.
IV. Xu hướng thoái trào từ Outbound Marketing Sang Inbound Marketing
Sự chuyển đổi từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing không chỉ là về việc doanh nghiệp cắt giảm chi phí, mà còn phản ánh xu hướng tiếp thị hiện đại.
Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ chấp nhận thông tin một chiều từ các nguồn quảng cáo; mà họ còn tích cực tìm kiếm các thông tin ngoài luồng khác. Họ tự tìm kiếm thông tin, lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ phù hợp thông qua các công cụ tìm kiếm. Như mạng xã hội, Google, hoặc các trang tin tức,… Sự chủ động này làm giảm ưu thế của Outbound Marketing.
Internet ngày càng phát triển và tạo ra các cơ hội tương tác hai chiều dễ dàng hơn. Người tiêu dùng đang thể hiện sự ưu tiên và lựa chọn thông tin mà họ thực sự quan tâm và có lợi ích, thay vì chỉ đơn thuần nhận thông điệp được đưa ra.
V. Chiến lược xây dựng Outbound Marketing hiệu quả
Xem thêm:5 cách áp dụng chiến dịch Marketing với CRM hiệu quả nhất
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
NextX là một hệ thống CRM tiên tiến và đáng chú ý dành cho doanh nghiệp. Nó được liên tục nâng cấp và trang bị đầy đủ các tính năng hiện đại. NextX được coi là một phần mềm CRM hàng đầu, có khả năng trong phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm định vị nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale và phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng. Đây là một giải pháp toàn diện dành cho các doanh nghiệp lớn và vừa.
1. Đa dạng hóa kênh tiếp cận
Vì outbound marketing khó để xác định kênh nào là hiệu quả nhất. Việc tập trung vào một kênh có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên mà không đạt được kết quả mong đợi. Doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng nhiều kênh như quảng cáo, cuộc gọi chào hàng, hoặc đăng tin quảng cáo để tối ưu hóa hiệu suất.
2. Kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận
Thương hiệu nên kết hợp cả inbound và outbound marketing trong chiến lược tiếp thị của mình. Bởi sẽ chỉ có thể có một tăng trưởng ngắn hạn trong lượng khách hàng; nhưng khó duy trì trong thời gian dài nếu chỉ sử dụng Outbound Marketing. Ngược lại, nếu chỉ dựa vào inbound marketing, có thể mất thời gian để thu hút khách hàng mới. Để tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài tốt nhất nên kết hợp hai phương pháp.
3. Tối ưu phễu khách hàng (Marketing Funnel)
Để đạt được việc chuyển đổi, khách hàng thường phải trải qua một quy trình dài và nhiều giai đoạn. Đầu tiên, bạn cần thu hút sự chú ý của họ, sau đó kích thích niềm quan tâm và nhu cầu, và cuối cùng là thúc đẩy họ thực hiện hành động. Để làm điều này, doanh nghiệp cần phải liên tục cải thiện quy trình của mình và có chiến lược rõ ràng.
4. Đo lường và thiết lập các chỉ số KPI chính xác
Mặc dù đây là một thách thức đối với outbound marketing, nhưng việc đo lường là rất quan trọng. Bởi vì nó giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện và lập kế hoạch cải thiện trong tương lai.
Để đo lường hiệu quả, các doanh nghiệp cần xác định các chỉ số KPI phù hợp để đánh giá. Tùy thuộc vào hoạt động và đặc điểm của từng doanh nghiệp, mỗi bên sẽ chọn các tiêu chí phù hợp nhất cho mình.
Outbound marketing, mặc dù là một hoạt động tiếp thị truyền thống. Nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi và không mất đi sức hút của mình.
5. Công cụ NextX CRM – Tối ưu hoá chiến dịch Outbound Marketing
Xem thêm: Bật mí 7 bước trong chiến lược marketing định hướng khách hàng
NextX CRM là một bộ giải pháp được phát triển nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chiến dịch Marketing một cách hiệu quả. Các tính năng của nó được thiết kế dựa trên nhu cầu cụ thể của các Marketers. Giúp nhân viên thực hiện các chiến dịch Marketing và giám đốc có khả năng theo dõi; đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing một cách dễ dàng và chính xác.
Với phần mềm NextX:
- Nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi hiệu quả của các hoạt động Marketing thông qua hệ thống báo cáo đa chiều. Bao gồm tình hình doanh số; doanh số theo sản phẩm; kênh nguồn, số lượng và chất lượng cơ hội kinh doanh/khách hàng tiềm năng.
- Cung cấp các công cụ giúp nhân viên Marketing thực hiện các nhiệm vụ như: quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng; xây dựng Landing page; thực hiện Email Marketing hàng loạt qua phần mềm Email Marketing; quản lý quy trình làm việc (Workflow); tạo báo cáo tự động; tự động chuyển đổi khách hàng tiềm năng và đồng bộ dữ liệu với bộ phận Sales.
VI. Kết luận
Trong bối cảnh ngày nay, outbound marketing vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Mặc dù xu hướng tiếp thị đã dịch chuyển đến các phương pháp inbound và kỹ thuật số, nhưng outbound marketing vẫn giữ được sức hút của mình.
Tuy nhiên, để thành công trong outbound marketing, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về việc chọn lựa kênh và phương thức phù hợp. Cũng như liên tục đo lường và cải thiện hiệu quả của các hoạt động tiếp thị. Chỉ thông qua việc kết hợp outbound marketing với các phương pháp khác như inbound marketing. Khi đó mới có thể đạt được sự thành công toàn diện trong chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp. Theo dõi Trang tin NextX để cập nhật thêm tin tức hữu ích khác bạn nhé.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |