Thị phần là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh và kinh tế, giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Việc nắm bắt và phân tích thị phần không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Mà còn đưa ra những quyết định chiến lược để gia tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Trong bài viết này, hãy cùng NextX – Phần mềm CRM tìm hiểu chi tiết về khái niệm thị phần là gì, cách tính toán, và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Mục lục
I. Thị phần là gì?
Xem thêm: 5 Bước tạo lập bản đồ chiến lược phù hợp với mọi doanh nghiệp
Thị phần là gì? Thị phần hay Market Share là một chỉ số quan trọng giúp xác định vị trí của một doanh nghiệp trên thị trường. Nó thể hiện tỷ lệ doanh thu hoặc số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đó đóng góp so với tổng doanh thu hoặc tổng số lượng sản phẩm của toàn bộ thị trường. Nói cách khác, thị phần là phần trăm mà một công ty chiếm giữ trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của một thị trường cụ thể.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp A chiếm 20% doanh thu trong một ngành hàng. Điều này có nghĩa là trong tổng doanh thu của toàn bộ thị trường, doanh nghiệp A đóng góp 20%.
Thị phần đóng vai trò như một “tấm gương” phản ánh sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Một công ty có thị phần lớn thường đồng nghĩa với việc công ty đó có vị thế vững chắc. Kéo theo là khả năng thu hút khách hàng cao, và mức độ nhận diện thương hiệu lớn. Ngược lại, nếu thị phần của doanh nghiệp nhỏ hơn so với các đối thủ. Điều đó có thể cho thấy doanh nghiệp đang gặp thách thức trong việc cạnh tranh và phát triển.
II. Cách tính thị phần cho doanh nghiệp
Cách tính toán thị phần là một nội dung quan trọng, giúp doanh nghiệp đo lường và hiểu rõ về vị thế của mình trên thị trường. Khi biết cách tính toán thị phần, các công ty có thể nắm bắt tỷ lệ mà họ đóng góp vào tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng của thị trường. Từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh.
Để tính thị phần, doanh nghiệp có thể sử dụng công thức đơn giản:
Trong đó:
- Doanh thu của doanh nghiệp là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là quý hoặc năm).
- Tổng doanh thu của thị trường là tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc lĩnh vực hoạt động.
Ngoài cách tính theo doanh thu, thị phần cũng có thể được tính toán dựa trên số lượng sản phẩm bán ra. Cách tính này đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp muốn so sánh về số lượng sản phẩm đã tiêu thụ với đối thủ, thay vì chỉ dựa vào doanh thu. Công thức tương tự như trên, nhưng thay vì dùng doanh thu, doanh nghiệp sẽ dùng số lượng sản phẩm bán ra:
Tính toán thị phần không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh. Mà còn cho phép họ hiểu rõ hơn về thị trường và điều chỉnh các chiến lược phù hợp. Thị phần là thước đo quan trọng để xác định hiệu suất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Giúp các nhà quản lý nắm bắt cơ hội để mở rộng thị phần hoặc nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn từ đối thủ.
III. Đánh giá thị phần tăng trưởng hiệu quả với mô hình BCG
Để đánh giá sự tăng trưởng của thị phần, việc tính toán thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối đóng vai trò quan trọng. Mô hình BCG Matrix chia sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh thành bốn loại dựa trên hai yếu tố quan trọng: Tốc độ tăng trưởng của thị trường và Thị phần tương đối so với đối thủ cạnh tranh. Phương pháp này có thể giúp xác định thị phần tăng trưởng của một doanh nghiệp:
Nhóm |
Đặc điểm | Chiến lược |
Ngôi sao (Stars) |
– Thị phần lớn
– Tăng trưởng thị trường cao |
– Đầu tư mạnh mẽ để duy trì vị thế thị trường
– Tăng cường marketing và phát triển sản phẩm |
Dấu hỏi (Question Marks) |
– Thị phần nhỏ
– Tăng trưởng thị trường cao |
– Đầu tư để tăng trưởng thị phần
– Xem xét lựa chọn chiến lược tăng trưởng hoặc loại bỏ sản phẩm |
Con bò sữa (Cash Cows) |
– Thị phần lớn
– Tăng trưởng thị trường thấp |
– Tận dụng lợi nhuận ổn định để tài trợ cho các sản phẩm khác
– Tiếp tục duy trì hiệu quả |
Chó (Dogs) |
– Thị phần nhỏ – Tăng trưởng thị trường thấp |
– Cắt giảm hoặc thoái vốn – Đánh giá có nên tiếp tục đầu tư hay không |
Với cách phân chia này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán thị phần và theo dõi tình hình phát triển của các sản phẩm trên thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng của mô hình BCG là khả năng xác định các phân khúc thị trường phù hợp.
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị phần là gì?
Xem thêm: Chứng chỉ PMP là gì? Cấu trúc đề thi nhận chứng chỉ PMP
1. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm đóng vai trò cốt lõi, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị phần của doanh nghiệp. Khi một công ty liên tục cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, uy tín của thương hiệu sẽ được củng cố. Đây là tài sản quý báu giúp công ty không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn duy trì lòng trung thành của khách hàng hiện tại.
Nếu sản phẩm đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của người tiêu dùng, khách hàng có xu hướng trở thành người mua lâu dài và thường xuyên giới thiệu thương hiệu cho người khác. Những lời đánh giá tích cực này giúp thúc đẩy doanh số và mở rộng thị phần đáng kể.
Apple là ví dụ điển hình cho tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Với cam kết kiên định về chất lượng, Apple đã tạo dựng một nhóm khách hàng trung thành và giữ vững thị phần lớn trong lĩnh vực điện thoại thông minh và máy tính bảng. Khách hàng của Apple sẵn sàng chi trả cao hơn vì họ tin tưởng vào độ bền và sự đáng tin cậy của sản phẩm.
2. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng và tác động trực tiếp đến thị phần của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần đặt giá sản phẩm ở mức hợp lý để có thể cạnh tranh với đối thủ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Ngoài ra, việc áp dụng các chính sách giá linh hoạt như ưu đãi giảm giá, chương trình khuyến mãi, và các chương trình dành cho khách hàng thân thiết cũng là cách hữu hiệu để giữ chân người mua.
Bằng cách hiểu rõ hành vi khách hàng, định vị thương hiệu một cách sáng tạo và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ. Khi đó doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược giá phù hợp nhằm gia tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận.
3. Chiến lược quảng bá và tiếp thị
Chiến lược quảng bá và tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thị phần của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Như sử dụng các công cụ marketing kỹ thuật số như SEO, quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đồng thời, tạo sự khác biệt thông qua sản phẩm độc đáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn sẽ giúp thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Việc chăm sóc và tương tác thường xuyên với khách hàng cũng là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ lâu dài và tăng trưởng thị phần.
4. Khả năng phân phối
Mạng lưới phân phối của một doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận khách hàng và mở rộng thị phần. Một hệ thống phân phối rộng lớn và hiệu quả giúp sản phẩm có mặt ở nhiều địa điểm và kênh khác nhau. Bao gồm từ các cửa hàng bán lẻ đến các nền tảng thương mại điện tử. Điều này không chỉ giúp sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được các phân khúc khách hàng đa dạng, từ những khách hàng ở khu vực thành thị đến vùng nông thôn. Khi sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng trưởng thị phần và vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
5. Sự khác biệt hóa sản phẩm
Việc tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp và các sản phẩm của đối thủ là một chiến lược quan trọng để chiếm lĩnh thị trường. Sản phẩm với các tính năng độc đáo, chất lượng vượt trội, hoặc các lợi ích đặc biệt (như tiết kiệm chi phí, cải thiện trải nghiệm người dùng, hoặc tích hợp công nghệ tiên tiến) sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Bởi khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm mang lại giá trị và lợi ích vượt trội. Sự khác biệt hóa này không chỉ giúp sản phẩm nổi bật mà còn xây dựng được lòng trung thành từ khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì thị phần ổn định.
6. Sự cạnh tranh
Xem thêm: Khám phá 5 bước xây dựng workflow cải thiện hiệu suất công việc
Mức độ cạnh tranh trong ngành ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng và duy trì thị phần của doanh nghiệp. Khi có nhiều đối thủ trong cùng một lĩnh vực, doanh nghiệp cần phải có chiến lược phù hợp để giữ vững hoặc gia tăng thị phần. Việc theo dõi và phân tích đối thủ cũng rất quan trọng để tìm ra điểm mạnh và yếu của họ. Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp cạnh tranh hiệu quả, bảo vệ vị trí của mình trên thị trường.
V. Kết luận
Như vậy, thị phần không chỉ là một chỉ số đơn thuần mà còn là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh và định hướng chiến lược. Hiểu rõ thị phần giúp doanh nghiệp xác định vị thế hiện tại và đặt ra các mục tiêu cạnh tranh cụ thể. Qua đó, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội, đối mặt với thách thức, và hướng tới sự phát triển bền vững. Hy vọng Trang tin NextX đã giúp bạn có câu trả lời cho thị phần là gì và cái nhìn rõ ràng về vai trò quan trọng của thị phần trong môi trường kinh doanh ngày nay.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |