Trong thế giới doanh nghiệp hiện đại, mô hình quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một cấu trúc tổ chức. Mà đó còn là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thị trường, các công ty buộc phải đổi mới và tối ưu hóa cách quản lý để duy trì và mở rộng lợi thế cạnh tranh. Hãy cùng NextXPhần mềm CRM đi vào khám phá các mô hình quản trị tiên tiến và cách chúng định hình và ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp.

I. Mô hình quản trị doanh nghiệp là gì?

quản trị doanh nghiệp là gì

Xem thêm: Làm thế nào để xác định thị trường mục tiêu hiệu quả trong kinh doanh?

Mô hình quản trị doanh nghiệp là hệ thống các phương pháp, quy trình và cấu trúc tổ chức. Chúng được thiết lập để điều hành và quản lý hoạt động của một công ty hoặc tổ chức. Nó bao gồm các yếu tố như cơ cấu tổ chức; quy trình ra quyết định; quản lý tài nguyên và các chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh. Mô hình quản trị doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc duy trì hoạt động hàng ngày. Mà bên cạnh đó còn giúp định hình chiến lược kinh doanh dài hạn. Từ đó giúp tối ưu hóa hiệu suất và điều chỉnh theo thay đổi của môi trường kinh doanh.

Các mô hình quản trị khác nhau có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi mô hình có những đặc điểm và ưu điểm riêng, phù hợp với các loại hình doanh nghiệp và mục tiêu khác nhau. Mục tiêu chính của một mô hình quản trị là tạo ra sự kết hợp hiệu quả giữa các bộ phận; cải thiện sự giao tiếp và phối hợp; đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.

Dưới đây là ba mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, được các chuyên gia tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới đề xuất. Và đã được áp dụng thành công tại nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ và Châu Âu.

II. Mô hình quản trị doanh nghiệp Holacracy

Mô hình quản trị doanh nghiệp Holacracy

Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp Việt

Holacracy là một mô hình quản trị tiên tiến không dựa vào hệ thống cấp bậc truyền thống, được sáng lập bởi CEO Tony Hsieh của Zappos. Theo mô hình này, nhân viên không nhận sự chỉ đạo từ cấp trên về cách thức làm việc. Mà thay vào đó, họ tự quyết định các phương án tối ưu để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Tony Hsieh tin rằng mô hình Holacracy trao quyền cho nhân viên và khuyến khích họ suy nghĩ và hành động như những doanh nhân, thay vì chỉ làm theo lệnh. Điều này thúc đẩy họ thử nghiệm các phương pháp mới và thường xuyên mang lại những kết quả bất ngờ.

Holacracy đơn giản hóa cách thức quản trị bằng cách phân phối quyền quyết định một cách công bằng giữa các thành viên thông qua cơ chế “tự quản lý”. Thay vì có hệ thống quản lý phân cấp dọc truyền thống, các nhóm làm việc có quyền lực ngang hàng nhau. Mô hình này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển.

1. Đặc điểm chính của mô hình

Quy tắc và nội quy: Trong mô hình quản trị doanh nghiệp Holacracy, các quy tắc và nội quy được xây dựng chủ yếu dựa trên các công việc và quy trình cụ thể. Thay vì dựa trên các yêu cầu nhân sự cá nhân. Những quy tắc này được thiết lập để đảm bảo công bằng minh bạch trong mọi hoạt động. Chúng cũng được cập nhật liên tục để phản ánh sự thay đổi trong môi trường làm việc và nhu cầu của tổ chức.

Phân quyền và tự hành: Quyền lực và trách nhiệm được phân bổ đồng đều giữa các nhóm hoặc phòng ban. Điều này cho phép các nhóm tự quản lý và ra quyết định trong phạm vi của họ. Các quyết định chỉ có giá trị trong nội bộ nhóm và không yêu cầu sự phê duyệt từ cấp trên. Điều này khuyến khích sự chủ động và trách nhiệm trong công việc, giúp các nhóm nhanh chóng phản ứng với vấn đề. Và từ đó đưa ra quyết định mà không cần chờ đợi sự phê duyệt từ các cấp quản lý. 

Tiến độ nhanh: Holacracy cho phép tổ chức tự điều chỉnh quy trình; cách thức hoạt động dựa trên khả năng của các nhóm trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả. Tổ chức có thể thay đổi cách thức tổ chức và quản lý công việc một cách linh hoạt. Giúp tổ chức thích nghi nhanh chóng với thay đổi và các thách thức mới. Từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu suất làm việc. 

2. Lợi ích của mô hình quản trị Holacracy

Mô hình quản trị doanh nghiệp Holacracy mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho tổ chức. Bằng cách trao quyền tự quyết cho nhân viên, mô hình này khuyến khích sự sáng tạo và chủ động. Giúp nhân viên tự tin thử nghiệm các phương pháp mới và đưa ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn thúc đẩy sự đổi mới liên tục.

Holacracy cũng giúp xác định rõ ràng sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Nhờ vào việc phân phối quyền quyết định và trách nhiệm đồng đều trong doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu chiến lược. Hơn nữa, mô hình này cho phép tổ chức tái đánh giá và phân bổ công việc một cách linh hoạt. Giúp nhanh chóng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh. Đồng thời cũng tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu suất làm việc.

III. Mô hình quản trị công ty McKinsey 7S Model

Mô hình quản trị công ty McKinsey 7S Model

Xem thêm: Top 7 phần mềm ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất thị trường

Mô hình 7S được phát triển vào cuối thập niên 1970 bởi Tom Peters và Robert Waterman. Là hai cựu chuyên gia tư vấn của McKinsey & Company, một trong những tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới.

Mô hình 7S phân chia các yếu tố thành hai nhóm chính: yếu tố “cứng” và yếu tố “mềm”. Các yếu tố cứng bao gồm chiến lược, cấu trúc và hệ thống, những yếu tố dễ nhận diện và quản lý. Ngược lại, các yếu tố mềm như giá trị chung như phong cách lãnh đạo, nhân sự và kỹ năng. Đây là yếu tố thường khó nắm bắt hơn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa doanh nghiệp.

Mô hình này giúp các tổ chức lập kế hoạch chiến lược bằng cách chỉ ra rằng, mặc dù các yếu tố của một công ty có thể có vẻ tách biệt. Tuy nhiên chúng thực sự có mối liên kết chặt chẽ; phụ thuộc lẫn nhau để đạt được thành công chung. Tổ chức có thể giải quyết các vấn đề về hiệu quả của đội nhóm; toàn bộ tổ chức bằng cách áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp 7S. Khi các yếu tố không hoạt động đồng bộ, việc xác định và điều chỉnh những bất đồng này có thể cải thiện sự phối hợp và đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức.

1. Đặc điểm của mô hình 7S 

Mô hình 7S của McKinsey bao gồm bảy yếu tố chính. Được phân chia thành hai nhóm: yếu tố “cứng” và yếu tố “mềm”. Mỗi yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phối hợp và thành công của tổ chức.

Các yếu tố cứng bao gồm:

Chiến lược: Đây là kế hoạch hành động chi tiết của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn. Nó bao gồm các mục tiêu cụ thể, các bước thực hiện; cách thức đối phó với các thách thức; cơ hội trong môi trường kinh doanh. Nhằm hướng dẫn tất cả các hoạt động trong định hướng đi của tổ chức cũng như quyết định để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Cấu trúc: Cấu trúc tổ chức xác định cách thức phân chia các phòng ban, nhóm làm việc và các cấp bậc trong tổ chức. Nó bao gồm hệ thống báo cáo và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân. Điều này đảm bảo sự phân bổ tài nguyên hiệu quả và sự phối hợp giữa các phòng ban. Đồng thời cũng hỗ trợ việc thực hiện chiến lược của tổ chức.

Hệ thống: Đây là các phương pháp, quy trình và công cụ được sử dụng để thực hiện các hoạt động hàng ngày của tổ chức. Hệ thống bao gồm các quy trình làm việc, công nghệ, và các công cụ hỗ trợ. Giúp tổ chức duy trì sự đồng bộ và hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quy trình.

Các yếu tố mềm bao gồm:

Giá trị chung: Đây là các giá trị cốt lõi và niềm tin chung mà tổ chức và nhân viên cùng chia sẻ. Giá trị chung định hình văn hóa doanh nghiệp và các tiêu chuẩn hành vi. Giá trị chung tạo ra nền tảng văn hóa tổ chức, giúp định hướng hành vi và quyết định của nhân viên. Từ đó thúc đẩy sự đồng thuận và cam kết.

Nhân sự:  Đây là đội ngũ nhân viên của tổ chức, bao gồm các kỹ năng, năng lực, và trình độ chuyên môn của họ. Yếu tố này cũng liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên.

Kỹ năng: Đây là các kỹ năng và năng lực chung mà tổ chức và các nhân viên của nó sở hữu. Điều này bao gồm các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả. Kỹ năng giúp tổ chức đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động và cải thiện khả năng cạnh tranh. Đồng thời những ký năng này hỗ trợ việc thực hiện chiến lược của tổ chức.

Những yếu tố này đều tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau dù thuộc nhóm “cứng” hay “mềm”. Tạo thành một hệ thống phối hợp để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của tổ chức.

2. Lợi ích mô hình quản trị doanh nghiệp 7S của McKinsey

Mô hình 7S của McKinsey mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho tổ chức. Đầu tiên, nó cung cấp cái nhìn toàn diện về cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Giúp xác định rõ các yếu tố cứng và mềm đang tác động đến hiệu quả tổng thể. Bằng cách phân tích sự phối hợp giữa các yếu tố này, tổ chức có thể cải thiện hiệu suất làm việc. Đồng thời đảm bảo rằng tất cả các phần của hệ thống đang hoạt động đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau.

Mô hình cũng cho phép đánh giá và điều chỉnh ảnh hưởng của các thay đổi trong chiến lược hoặc cấu trúc. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để duy trì sự ổn định và tăng trưởng. Hơn nữa, nó giúp xác định phương pháp tối ưu để thực hiện các chiến lược đề xuất. Nâng cao khả năng thực hiện mục tiêu và tăng cường sự đồng thuận trong toàn bộ tổ chức.

IV. Mô hình quản trị doanh nghiệp 8 bước thay đổi của Kotter

Mô hình quản trị doanh nghiệp 8 bước thay đổi của Kotter

Xem thêm: 6 Đặc điểm của CRM giúp định hình thành công trong quản lý khách hàng

Mô hình này được phát triển bởi Giáo sư John Kotter. Một chuyên gia về quản lý đổi mới tại Trường Kinh doanh Harvard, vào năm 1996. Nó tập trung vào việc quản lý các quá trình thay đổi trong doanh nghiệp, cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Mô hình quản trị công ty Kotter chia quá trình thay đổi thành tám bước cụ thể. Tạo ra một cách tiếp cận hệ thống để thực hiện sự thay đổi một cách thành công và bền vững. Để thay đổi một tổ chức một cách hiệu quả, việc lập kế hoạch cẩn thận; xây dựng nền tảng vững chắc là rất quan trọng. Khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị, việc thực hiện các thay đổi sẽ trở nên dễ dàng hơn; cũng như có khả năng thành công cao hơn.

1. 8 bước trong mô hình Kotter

  1.  Tạo sự khẩn cấp: Khơi dậy sự cần thiết; tạo động lực trong đội ngũ để thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ.
  2. Xây dựng đội ngũ: Tổ chức nhóm làm việc hiệu quả bằng cách sắp xếp nhân sự dựa trên kỹ năng, kiến thức và sự cam kết.
  3. Định hình tầm nhìn chiến lược: Xác định các giá trị cốt lõi để phát triển tầm nhìn; chiến lược dài hạn cho tổ chức.
  4. Chia sẻ tầm nhìn: Truyền đạt tầm nhìn chung một cách mạnh mẽ và thường xuyên. Để đảm bảo mọi người trong đội ngũ đều đi đúng hướng.
  5. Thúc đẩy hành động: Loại bỏ các rào cản nội bộ như quy trình rườm rà; thưởng cho những người hỗ trợ cải tiến và quy trình mới.
  6. Tạo những thành tựu ngắn hạn: Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn dễ đạt được để giảm áp lực và tạo động lực cho nhân viên.
  7. Duy trì đà tăng trưởng: Tiếp tục nỗ lực sau những thành công ban đầu; duy trì sự kiên định với các mục tiêu dài hạn.
  8. Đồng bộ sự thay đổi: Củng cố các thay đổi và cải tiến, biến chúng thành thói quen và phần không thể thiếu của văn hóa tổ chức.

2. Lợi ích của mô hình quản trị 8 bước của Kotter

Mô hình quản trị thay đổi 8 bước của Kotter mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các tổ chức. Trước hết, nó cung cấp một khung rõ ràng và hệ thống để quản lý sự thay đổi. Giúp các doanh nghiệp thực hiện các bước cần thiết một cách có tổ chức và hiệu quả. Mô hình này giúp nhân viên dễ dàng thích ứng với các thay đổi nội bộ bằng cách tạo động lực và sự đồng thuận từ đầu. 

Đồng thời, nó hỗ trợ trong việc xác định và giải quyết các rào cản, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của toàn bộ đội ngũ. Nhờ việc tập trung vào việc tạo ra các thành tựu ngắn hạn và duy trì đà tăng trưởng. Mô hình Kotter giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn một cách bền vững. Cuối cùng, việc đồng bộ hóa các thay đổi giúp tích hợp chúng vào văn hóa tổ chức. Từ đó đảm bảo rằng các cải tiến được duy trì lâu dài và trở thành một phần thiết yếu của hoạt động doanh nghiệp.

V. Kết luận

Mô hình quản trị doanh nghiệp không chỉ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả. Mà còn là yếu tố quyết định trong việc định hướng tương lai của doanh nghiệp. Việc lựa chọn và áp dụng mô hình quản trị phù hợp giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh với biến động của thị trường. Tuy nhiên, không có một mô hình quản trị nào là hoàn hảo cho mọi tổ chức. Bằng cách không ngừng cải tiến các công ty sẽ có khả năng duy trì sự phát triển bền vững. Từ đó đạt được mục tiêu chiến lược của mình trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Theo dõi Trang tin NextX thường xuyên để không bỏ lỡ tin tức hữu ích bạn nhé.

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Rate this post