Hiệu ứng mồi (Priming Effect) là một hiện tượng tâm lý thú vị, ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi người dùng. Từ việc giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Hiệu ứng mồi đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về hiệu ứng mồi, hiểu rõ cơ chế hoạt động của nó và cách áp dụng hiệu quả trong các lĩnh vực như marketing, giáo dục, và tâm lý học. Hãy cùng NextX – Phần mềm quản lý khách hàng tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây.

I. Sơ lược về hiệu ứng mồi

1. Hiệu ứng mồi là gì?

Hiệu ứng mồi (Priming Effect) là một hiện tượng tâm lý trong đó việc tiếp xúc với một kích thích ban đầu (gọi là “mồi”) (như từ ngữ, hình ảnh, âm thanh) có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một người đối với kích thích sau đó. Hiệu ứng mồi có thể xảy ra một cách vô thức. Nó cho thấy cách mà ký ức và nhận thức của con người có thể bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm gần đây. Phương pháp này không có nghĩa là bạn sẽ thao túng khách hàng hoặc lừa người xem bằng cách sử dụng nó.

2. Nguồn gốc hình thành hiệu ứng mồi

Hiệu ứng mồi đã được nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực tâm lý học tiếp thị từ những năm 1950 và 1960, đặc biệt là qua công trình của nhà tâm lý học và nhà kinh tế học người Mỹ Daniel Kahneman và Amos Tversky. Họ đã đưa ra nhiều lý thuyết về cách con người quyết định và phản ứng với các ảnh hưởng và kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có hiệu ứng mồi. Các nghiên cứu ban đầu tập trung vào việc khám phá cơ chế hoạt động của hiệu ứng này trong nhận thức và trí nhớ của con người. Trong những năm 1980-1990, họ phát hiện rằng hiệu ứng mồi có thể được sử dụng để định hướng hành vi mua hàng của khách hàng. 

3. Ví dụ về hiệu ứng mồi

  • Khi bạn thường xuyên xem quảng cáo về một loại xe hơi cụ thể trên TV hoặc trên mạng xã hội. Bạn sẽ có xu hướng nhận ra và nhớ đến thương hiệu đó khi bạn nhìn thấy nó trên đường. Tạo cho bạn cảm giác đó là hãng xe đang phổ biến. Điều này có thể làm tăng khả năng bạn sẽ cân nhắc mua xe của thương hiệu đó.
  • Trong một thí nghiệm nổi tiếng, người tham gia được chia thành hai nhóm. Nhóm 1 được yêu cầu đọc các từ liên quan đến tuổi già như “già”, “chậm”, “lão”. Nhóm 2 đọc các từ trung tính. Kết quả cho thấy nhóm 1 di chuyển chậm hơn khi rời khỏi phòng thí nghiệm, cho thấy họ đã bị mồi bởi các từ liên quan đến tuổi già.
  • Hoặc sau khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn, bạn có cảm giác buồn
  • Sau khi thấy bạn bè đăng hình đi du lịch, bạn cũng muốn được đi du lịch.

II. Cơ chế hoạt động của hiệu ứng mồi

1. Cách thức mà hiệu ứng mồi tác động lên nhận thức và hành vi.

Hiệu ứng mồi hoạt động trong tiềm thức, nghĩa là nó tác động đến nhận thức và hành vi của người đó một cách vô thức. Người đó không cần phải suy nghĩ hay cân nhắc kỹ lưỡng để nhận thức được sự ảnh hưởng của kích thích trước đó. Con người thường đưa ra các quyết định dựa trên thông tin gốc và cơ bản. Sử dụng chúng để cảm nhận sự thay đổi, dẫn đến những quyết định. Điều này thường xảy ra một cách phi lý trí, không nhận thức được đầy đủ các yếu tố đã ảnh hưởng của mình.

Hiệu ứng này có thể làm tăng sự chú ý của chúng ta đối với những thứ được mồi nhử. Ví dụ, nếu bạn đang nghĩ về việc ăn bánh pizza, bạn có thể sẽ chú ý nhiều hơn đến những quảng cáo pizza hơn bình thường.

Cách thức mà hiệu ứng mồi tác động lên nhận thức và hành vi.

Xem thêm: 5 Hiệu ứng tâm lý phổ biến trong marketing và cách áp dụng

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng mồi

Các loại kích thích mồi khác nhau (hình ảnh, từ ngữ, âm thanh) có thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các kích thích có mức độ liên quan cao với tình huống hiện tại hoặc các kích thích sau đó sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

Đặc điểm cá nhân ảnh hưởng tới hướng tác động của hiệu ứng mồi. Người có kinh nghiệm hoặc kiến thức liên quan đến kích thích mồi sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn. Ví dụ, một người quan tâm đến thể thao sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi các mồi liên quan đến thể thao. 

Tâm trạng và trạng thái cảm xúc hiện tại của người tiếp nhận cũng ảnh hưởng đến hiệu ứng mồi. Ví dụ như, khi đang vui vẻ người ta có thể dễ bị ảnh hưởng bởi các mồi tích cực.

III. Các loại hiệu ứng mồi

1. Mồi trực tiếp (Direct Priming)

Mồi trực tiếp là dạng mà kích thích mồi mà kích thích mục tiêu có liên quan trực tiếp với nhau. Sự xuất hiện của kích thích mồi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến phản ứng với kích thích mục tiêu.

Trong 1 nghiên cứu chỉ ra rằng. Nếu 1 nhóm người đi vào của hàng để mua 1 máy tính xách tay mới. Một nửa trong số họ được hỏi về nhu cầu bộ nhớ, một nửa còn lại được hỏi về nhu cầu tốc độ xử lý. Các câu hỏi đều hỏi thẳng thắn vào vấn đề của họ, không phải quảng cáo, hay hướng dẫn. Tuy nhiên, khách hàng được hỏi về bộ nhớ đã mua bộ nhớ cao hơn. Nhóm khách được hỏi về tốc độ xử lý đã mua máy có tốc độ xử lý cao hơn.

Mồi trực tiếp (Direct Priming)

Xem thêm: Bật mí 5 kỹ năng trong cách nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả

2. Mồi gián tiếp (Indirect Priming)

Mồi gián tiếp (Indirect Priming) là một hình thức của hiệu ứng mồi, trong đó sự tiếp xúc với một kích thích mồi không dẫn trực tiếp đến phản ứng đối với kích thích mục tiêu, mà thông qua một hoặc nhiều khái niệm trung gian. 

Ví dụ: Khi nghe nhạc Jazz mọi người sẽ ở lại lâu hơn tại quán bar của bạn? Nó sẽ giống như bạn chơi nhạc Pháp tại quán rượu của mình. Khách hàng sẽ chọn một trong các loại rượu hảo hạng của bạn.

Mồi gián tiếp (Indirect Priming)

Xem thêm: 5 Chiến lược nắm bắt tâm lý hành vi khách hàng hiệu quả khi kinh doanh

3. Mồi thương hiệu (Brand Priming)

Đây là một loại hiệu ứng mồi trong đó thương hiệu ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người dùng thông qua tên hoặc logo của thương hiệu đó. Hãy xem một ví dụ để hiểu rõ hơn.

Ví dụ: Logo của RedBull không chỉ giúp chúng ta hình dung đến một lon nước tăng lực màu vàng với 2 con trâu đang “húc” nhau. Mà sau thương hiệu đó chúng ta lại liên tưởng đến các trò chơi mạo hiểm. Nổi bật trong đó có quảng cáo Felix Baumgartner nhảy từ rìa không gian, sau khi lên tới 102.800 feet trong một quả bóng của Redbull.

Mồi thương hiệu (Brand Priming)

4. Mồi tình cảm (Affective Priming)

Mồi tình cảm (affective priming) là một hiệu ứng tâm lý trong đó việc tiếp xúc với một kích thích cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của cá nhân đối với một kích thích cảm xúc khác theo sau. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu ứng mồi tình cảm có thể xảy ra cả khi kích thích cảm xúc được hiển thị dưới ngưỡng nhận thức. Điều này cho thấy được khả năng tiềm ẩn của mồi tình cảm với hành vi của khách hàng.

III. Ứng dụng của hiệu ứng mồi trong Marketing

Trong marketing quảng cáo

Hiệu ứng mồi được sử dụng để tạo ra ấn tượng đầu tiên tích cực về sản phẩm/ dịch vụ. Ví dụ, một quảng cáo bắt đầu bằng hình ảnh của một người hạnh phúc sử dụng sản phẩm có thể khiến người xem liên tưởng sản phẩm với cảm giác hạnh phúc và thoải mái.

Bao bì sản phẩm có thể được thiết kế để mồi khách hàng. Ví dụ, Coca-cola nắm bắt ý tưởng này trong một tiếp thị của họ “Mở lon hạnh phúc”. Trong quảng cáo, nó cho thấy đỉnh của một lon coke với một “nụ cười” trong phần mở. Mỗi khi bạn mở một lon, bạn sẽ nhận được một nụ cười to, rộng mỉm cười với bạn.

Ứng dụng của hiệu ứng mồi trong Marketing

Xem thêm:

7 Chiến lược độc đáo thu hút khách hàng mới cho nhà kinh doanh

Khám phá sức mạnh Marketing CRM trong tối ưu hoá chiến lược tiếp thị

Trong trải nghiệm khách hàng

Cách bố trí và trang trí cửa hàng có thể sử dụng hiệu ứng mồi để tạo cảm giác thoải mái và thúc đẩy hành vi mua sắm. Ví dụ, âm nhạc nhẹ nhàng và ánh sáng ấm áp có thể khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu và dành nhiều thời gian hơn trong cửa hàng.

Nhân viên chăm sóc khách hàng có thể được đào tạo để sử dụng ngôn ngữ tích cực và thái độ thân thiện. Từ đó tạo ra hiệu ứng mồi tích cực, làm tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng.

Trong phát triển sản phẩm

Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng mồi để hiểu rõ hơn về thái độ và phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới. Các câu hỏi được thiết kế khéo léo có thể mồi người tham gia để tiết lộ thông tin hữu ích hơn. Giúp bạn có thể cải thiện trong sản phẩm của mình để có thể cải thiện nó tốt hơn.

Sử dụng hiệu ứng mồi để thu thập phản hồi khách hàng về sản phẩm mới. Ví dụ, cung cấp mẫu thử kèm theo những gợi ý tích cực có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm.

IV. Cách áp dụng hiệu quả hiệu ứng mồi

Bước 1: Xác định sản phẩm hoặc dịch vụ mục tiêu

Đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ nào cần được quảng bá và bán nhiều nhất.

Bước 2: Tạo ra một lựa chọn mồi

Tạo ra một lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ khác, thường là một sản phẩm mồi nhử, để khách hàng có thể so sánh và lựa chọn.

Bước 3: Đưa ra các lựa chọn khác

Đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau để khách hàng có thể so sánh và lựa chọn. Việc này sẽ giúp khách hàng tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ mục tiêu.

Bước 4: Đưa ra các thông điệp marketing

Sử dụng các thông điệp marketing để nhấn mạnh các điểm mạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ mục tiêu so với các lựa chọn khác.

Ví dụ: Coca-cola thường sử dụng hình ảnh và âm nhạc vui tươi, sôi động trong quảng cáo. ĐIều này tạo cho người xem cảm giác tích cực. Sau khi tiếp xúc với sản phẩm Coca-cola, họ sẽ có cảm xúc tích cực đã được mồi trước đó.

Cách áp dụng hiệu quả hiệu ứng mồi

Xem thêm: 9 Chiến lược kích thích nhu cầu khách hàng đỉnh cao trong kinh doanh

V. Kết luận

Hiệu ứng mồi (Priming Effect) là một công cụ mạnh mẽ mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để tối ưu hóa chiến lược marketing, nâng cao hiệu quả đào tạo nhân viên và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích mà không gặp phải những tác động tiêu cực, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết sâu sắc và cách sử dụng cẩn thận. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng để mồi nhận thức không chỉ đạt hiệu quả ngắn hạn mà còn mang lại giá trị lâu dài. Hy vọng thông qua bài viết sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bạn kiến thức cần thiết. Hãy theo dõi NextX – Trang tin để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nha.

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Rate this post