Bạn đã bao giờ lướt qua một sản phẩm chỉ để ngay lập tức cảm thấy rằng mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó nếu không mua ngay? Hay từng cảm thấy cần phải tham gia vào một sự kiện vì sợ rằng những người khác sẽ có trải nghiệm đặc biệt mà bạn không có? Đó chính là sức mạnh của Fomo Marketing – một chiến lược tiếp thị khai thác sâu vào nỗi sợ bị bỏ lỡ, khiến người tiêu dùng không thể bỏ qua. Hãy cùng NextX– Phần mềm CRM khám phá cách chiến lược này không chỉ tác động mạnh mẽ đến tâm lý người mua, mà còn mang lại lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp.
Mục lục
I. FOMO Marketing là gì?
FOMO Marketing là một chiến lược tiếp thị dựa trên tâm lý “sợ bị bỏ lỡ” (Fear of Missing Out – FOMO) của người tiêu dùng. Đây là cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi khi họ nghĩ rằng mình sẽ bỏ lỡ một cơ hội; một sản phẩm; một trải nghiệm mà người khác đang có hoặc sẽ có. FOMO Marketing tận dụng tâm lý này để thúc đẩy khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng hoặc tham gia vào một hoạt động cụ thể.
Các doanh nghiệp thường sử dụng FOMO Marketing bằng cách tạo ra cảm giác khẩn cấp, hiếm có. Ví dụ, thông báo về khuyến mãi chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn; số lượng sản phẩm có hạn; hoặc hiển thị số người đang xem hoặc mua sản phẩm cùng lúc trên trang web. Những yếu tố này khiến người tiêu dùng cảm thấy cần phải hành động ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội.
II. Hiệu ứng mà FOMO trong Marketing mang lại
Hãy tưởng tượng bạn tình cờ nhìn thấy một sản phẩm cực kỳ ưng ý. Và kèm theo một ưu đãi hấp dẫn nhưng chỉ có ít số lượng và thời gian giới hạn. Mặc dù bạn có thể chưa thật sự cần món đồ đó, nhưng cảm giác tiếc nuối và lo sợ bỏ lỡ sẽ thúc đẩy bạn nhanh chóng quyết định mua hàng. Đây là một trong những chiến thuật mà các thương hiệu sử dụng trong chiến lược Marketing của mình.
Hiệu ứng FOMO trong marketing có thể được xem là một phiên bản của nguyên tắc khan hiếm. Khi mà nó buộc người tiêu dùng phải hành động ngay để không bỏ lỡ cơ hội. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả bán hàng và tiếp thị. Với tiềm năng phát triển rất lớn, FOMO marketing đã cho thấy sức mạnh của mình khi khoảng 69% người thuộc thế hệ Gen Z trải nghiệm tâm lý này. Và 60% cá nhân thực hiện hành động mua sắm chỉ vì lo sợ bỏ lỡ, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi vô cùng ấn tượng.
Báo cáo của Hootsuite và WeAreSocial vào tháng 1/2021 cho thấy số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đã đạt tới 72 triệu. Con số này thể hiện sự tương đương với 73,7% dân số. Điều này cho thấy mạng xã hội là một nền tảng tiềm năng mà các thương hiệu nên khai thác hiệu quả FOMO trong tương lai. Chiến lược marketing này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thành công khách hàng mục tiêu trên mạng xã hội. Điều này làm tăng cơ hội bán hàng và thúc đẩy hành vi mua sắm ngay trên các nền tảng đó.
III. Cách ứng dụng FOMO Marketing kích thích khách hàng ra quyết định nhanh chóng
Xem thêm: 9 Chiến lược kích thích nhu cầu khách hàng đỉnh cao trong kinh doanh
FOMO Marketing không chỉ đơn thuần là việc tạo ra cảm giác cấp bách hay sản phẩm khan hiếm. Mà còn là một nghệ thuật trong việc khéo léo dẫn dắt tâm lý khách hàng. Khi được thực hiện đúng cách, nó có thể biến một người tiêu dùng do dự thành người mua hàng quyết đoán. Dưới đây là một số cách mà FOMO Marketing có thể được áp dụng để kích thích khách hàng mua sắm.
1. Đưa ra giới hạn thời gian
Trong FOMO Marketing, việc thiết lập một khung thời gian cụ thể cho các chương trình khuyến mãi là rất quan trọng. Khách hàng sẽ cảm thấy bị thôi thúc phải đưa ra quyết định nhanh chóng khi thời gian mua hàng bị giới hạn để không bỏ lỡ cơ hội. Nhờ vào chiến lược này, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc gia tăng số lượng đơn hàng trong khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, việc tuân thủ nghiêm ngặt thời gian đã đặt ra là rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp liên tục gia hạn thời gian ưu đãi, khách hàng có thể nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ luôn có sẵn ngay cả sau khi thời gian ưu đãi kết thúc. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Amazon là một điển hình khi đã áp dụng chiến lược này một cách xuất sắc. Họ cung cấp các ưu đãi trong khung thời gian 24 giờ. Và buộc khách hàng phải mua sản phẩm trong khoảng thời gian này nếu muốn tận dụng ưu đãi. Sau 24 giờ, giá trị của sản phẩm sẽ quay lại mức giá ban đầu. Điều này khiến khách hàng không thể chần chừ trong việc ra quyết định.
2. Áp dụng hiệu ứng FOMO trong Marketing qua đồng hồ đếm ngược
Xem thêm: Tiên đoán xu hướng với 5 bước nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
Thời gian được xem là có giá trị vô hình như vàng. Và điều này càng rõ rệt khi khách hàng đối diện với một đồng hồ đếm ngược. Khi họ truy cập vào website hoặc trang đích của thương hiệu và thấy một ưu đãi hoặc chương trình khuyến mãi sắp kết thúc. Khi đó áp lực từ đồng hồ đếm ngược sẽ thúc đẩy họ nhanh chóng đưa ra quyết định để không bỏ lỡ cơ hội.
Tuy nhiên, bạn nên đặt đồng hồ đếm ngược trên trang web, email gửi khách hàng hoặc trang đích. Tránh việc sử dụng đồng hồ đếm ngược trong quảng cáo vì điều này có thể vi phạm các quy định của Facebook về quảng cáo. Đảm bảo bạn tuân thủ các quy định để không gặp phải vấn đề trong quá trình chạy quảng cáo.
3. Thể hiện sự khan hiếm của sản phẩm
Nhấn mạnh số lượng sản phẩm còn lại là mấu chốt trong khai thác tâm lý FOMO của khách hàng. Từ đó thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng. Khách hàng sẽ cảm thấy áp lực phải hành động ngay để tránh bỏ lỡ cơ hội sở hữu khi thấy rằng sản phẩm mà họ quan tâm chỉ còn lại một số lượng hạn chế.
Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng cách hiển thị trực tiếp số lượng sản phẩm còn lại trên trang sản phẩm hoặc trong giỏ hàng. Ngoài ra, thông tin về số lượng sản phẩm đã được bán; hay thời gian còn lại của chương trình khuyến mãi cũng là những yếu tố quan trọng. Bởi đây là yếu tố giúp tăng thêm tính khẩn cấp cho người mua. Ví dụ, một thông báo rằng “100 người đã mua trong 24 giờ qua”; hay chỉ còn “5 sản phẩm trong kho”. Điều này có thể tạo ra sự cạnh tranh và cảm giác rằng sản phẩm này đang rất được ưa chuộng. Từ đó khuyến khích khách hàng hành động mua hàng ngay lập tức.
4. Triển khai áp dụng các ưu đãi độc quyền
Xem thêm: Mách bạn 6 chiến lược thu hút khách hàng tối đa hóa hiệu quả
Một cách hiệu quả để thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng là cung cấp các ưu đãi độc quyền. Chẳng hạn, một thương hiệu có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng bằng cách tặng bộ tài liệu đặc biệt chỉ dành cho những người đăng ký sớm khóa học.
Việc tạo ra các ưu đãi độc quyền không chỉ tạo ra cảm giác khan hiếm trong giá trị. Mà còn làm tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ trong mắt khách hàng. Khi biết rằng những ưu đãi này chỉ dành riêng cho một nhóm khách hàng giới hạn. Khách hàng sẽ có xu hướng ra quyết định nhanh hơn để không bỏ lỡ cơ hội đặc biệt này.
Ví dụ về FOMO marketing có thể bao gồm: tặng voucher 99k cho người mua sắm duy nhất ngày 26/8; tặng quà miễn phí cho 100 khách hàng đầu tiên; hay cung cấp tài liệu độc quyền cho những khách hàng đăng ký email. Những ưu đãi này không chỉ thu hút sự chú ý mà còn thúc đẩy hành vi khách hàng mua sắm một cách hiệu quả.
5. Thực hiện chiến dịch FOMO Marketing đa kênh
Nhiều thương hiệu hiện nay tận dụng chiến lược FOMO Marketing trên các kênh truyền thông khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu về các thương hiệu. Việc khai thác các kênh này có thể mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
Bạn có thể thông báo cho khách hàng rằng thương hiệu của bạn đang công bố những thông tin quan trọng trên các kênh cụ thể. Điều này tạo ra hiệu ứng FOMO, khiến họ cảm thấy mình có thể bỏ lỡ thông tin quan trọng. Và do đó sẽ thúc đẩy họ theo dõi hoặc đăng ký các kênh đó. Bằng cách này, doanh nghiệp không chỉ gia tăng lượng người theo dõi. Mà còn thu hút thêm nhiều đăng ký và sự quan tâm từ khách hàng.
6. Kích thích nhu cầu bằng hiển thị Pop-up “đang mua”
Một phương pháp hiệu quả để tạo cảm giác khẩn cấp; thúc đẩy quyết định mua hàng mà không cần đến các khẩu hiệu quảng cáo là sử dụng pop-up “đang mua” trên trang web. Những pop-up này thường hiển thị thông tin về việc sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng và đang được thanh toán trực tuyến nhanh chóng.
Những pop-up này còn có thể hiển thị tên người mua và địa chỉ giao hàng. Điều này tạo ra sự tin cậy về việc có người thật đã hoàn tất giao dịch thành công. Bởi khi khách truy cập trang web thấy nhiều sản phẩm đã được mua. Khi đó họ sẽ cảm thấy bị thúc đẩy và muốn nhanh chóng sở hữu sản phẩm trước khi hết hàng.
IV. Những lưu ý khi ứng dụng phương pháp FOMO Marketing
- Đảm bảo tính chính xác và trung thực: Đừng lạm dụng hiệu ứng FOMO để gây hiểu lầm cho khách hàng. Các thông tin về số lượng sản phẩm còn lại; thời gian ưu đãi; các ưu đãi đặc biệt phải chính xác và trung thực. Bởi việc đưa ra thông tin sai lệch có thể làm giảm uy tín thương hiệu. Từ đó dẫn đến phản ứng tiêu cực từ khách hàng.
- Cân nhắc thời gian ưu đãi: Khi tạo ra các ưu đãi khan hiếm hoặc giới hạn thời gian, hãy đảm bảo rằng khoảng thời gian này thực sự hợp lý; tạo ra cảm giác cấp bách thực sự. Bởi ưu đãi quá ngắn có thể làm khách hàng cảm thấy bị áp lực. Trong khi ưu đãi quá dài có thể giảm bớt cảm giác cấp bách.
- Tạo giá trị thực sự cho khách hàng: FOMO marketing hiệu quả khi nó đi kèm với giá trị thực sự cho khách hàng. Đảm bảo rằng ưu đãi bạn cung cấp thực sự đáng giá cho khách hàng. Chứ không chỉ đơn thuần là một mánh khóe để thúc đẩy doanh số.
- Tránh tạo áp lực quá mức: Mặc dù hiệu ứng FOMO có thể thúc đẩy hành vi mua sắm, việc tạo áp lực quá lớn có thể khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái hoặc bị thao túng. Cần cân nhắc cách tiếp cận để đảm bảo rằng khách hàng cảm thấy được tôn trọng và không bị ép buộc.
- Giữ sự nhất quán trong thông điệp: Thông điệp FOMO phải nhất quán trên tất cả các kênh marketing. Điều này giúp tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng và tăng cường hiệu quả của chiến dịch.
V. Kết luận
Fomo Marketing, đã chứng minh được vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp. Khi được áp dụng một cách khéo léo, Fomo không chỉ giúp tăng doanh số. Mà hiệu ứng này còn giúp củng cố vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng Fomo. Đặc biệt tránh gây ra sự khó chịu hoặc mất niềm tin từ phía người tiêu dùng. Trong một thế giới đầy cạnh tranh, Fomo Marketing sẽ tiếp tục là một vũ khí lợi hại. Nhưng chỉ khi nó được sử dụng đúng cách và với mục tiêu dài hạn rõ ràng. Theo dõi Trang tin NextX thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |