Trong thế giới kinh doanh hiện đại, việc tạo ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả là yếu tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững. Một trong những phương pháp đang được các doanh nghiệp hàng đầu áp dụng chính là Design Thinking. Vậy Design Thinking là gì và tại sao nó lại trở thành xu hướng? Trong bài viết này, NextX – Phần mềm CRM sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về khái niệm Design Thinking và bật mí top 5 lợi ích bất ngờ mà phương pháp này mang lại. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá cách Design Thinking có thể thay đổi cách bạn tư duy và giải quyết vấn đề!
Mục lục
I. Design Thinking là gì?
1. Khái niệm về Design Thinking
Design thinking, hay còn gọi là Tư duy thiết kế là một phương pháp giải quyết vấn đề tập trung vào người dùng. Sử dụng sự đồng cảm, sáng tạo và tư duy logic để tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề phức tạp.
Ông Charles Kettering một nhà phát minh, doanh nhân nổi tiếng và là người nắm giữ không dưới 186 bằng sáng chế từng nói: “If you have always done it that way, it is probably wrong” Tạm dịch là: “Nếu bạn luôn làm theo cách đó, có lẽ đó là điều sai.”
Design Thinking được coi là chén thánh của sự đổi mới và là phương thuốc cho sự trì trệ. Nó được ghi nhận với những kỳ tích đáng chú ý như chuyển đổi Airbnb từ công ty khởi nghiệp thất bại thành một doanh nghiệp tỷ đô. Còn rất nhiều thành công khác đã được ghi nhận. Tuy nhiên, khái niệm về Design Thinking vẫn còn là bí ẩn với đủ các định nghĩa mơ hồ và trừu tượng. Khiến cho các nhà quản lý khó mà nắm bắt được nó một cách rõ ràng.
2. Các giai đoạn chính của Design Thinking
Khung tư duy thiết kế có thể được chia thành ba giai đoạn riêng biệt: Tiếp nhận, hình thành ý tưởng và triển khai. Khung này có thể được chia nhỏ thành năm bước hành động tạo nên quy trình tư duy thiết kế:
Bước 1: Thấu hiểu (Empathize)
Giai đoạn đầu tiên là sự thiết kế đồng cảm. Trong giai đoạn này, bạn sẽ dành thời gian quan sát và tương tác với người dùng thực – thường thì thông qua quan sát trực tiếp.
Một số công cụ và phương pháp thường được sử dụng để tiến hành nghiên cứu thiết kế là:
- Nghiên cứu người dùng thông qua phỏng vấn: Nói chuyện trực tiếp với người dùng, giúp hiểu rõ hơn về những vấn đề mà họ gặp phải và nhu cầu của họ là gì?
- Khảo sát bằng bảng hỏi: Giúp xác định người dùng của bạn là ai, họ nghĩ gì về sản phẩm của ban. Những vấn đề họ gặp phải khi sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
- Lập sơ đồ hành trình trải nghiệm người dùng (Customer Journey Map). Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành trình của khách hàng khi tương tác với thương hiệu. CJM mô tả chi tiết các giai đoạn mà khách hàng trải qua, từ khi nhận thức về thương hiệu cho đến khi mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Xác định các điểm khó khăn và tìm ra cơ hội cải thiện.
Bước 2: Xác định (Define)
Giai đoạn 2 là bước quan trọng nhằm chuyển đổi những thông tin đã thu thập được từ giai đoạn đầu tiên (Empathize) thành các yếu tố cụ thể để giải quyết vấn đề. Ở giai đoạn này, nhóm thiết kế tập trung vào việc phân tích và tổng hợp những quan sát, ý kiến và nhu cầu của người dùng để xác định vấn đề cốt lõi. Quá trình xác định bao gồm việc sắp xếp và tổ chức dữ liệu để tìm ra những mẫu hình, xu hướng, và những điểm khó khăn mà người dùng đang gặp phải.
Một số hoạt động thường được dùng trong giai đoạn này là:
- Tổng hợp thông tin từ bước 1
- Phân tích dữ liệu
- Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
- Phương pháp “5 Whys”
Bước 3: Sáng tạo (Ideate)
Đây là giai đoạn mà người tham gia tập trung vào việc tạo ra một lượng lớn ý tưởng và giải pháp cho vấn đề đã được xác định trong hai giai đoạn trước đó. Mục tiêu chính của giai đoạn này là khuyến khích tư duy sáng tạo. Thường được sử dụng các phương pháp phổ biến như brainstorming, mind mapping, và sketching được sử dụng để khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của nhóm. Mọi người được khuyến khích đưa ra bất kỳ ý tưởng nào. Bất kể chúng có kỳ quặc hay không thực tế. Nhưng nó có thể kích thích và dẫn đến những giải pháp sáng tạo và hiệu quả hơn.
Các kỹ thuật thường được sử dụng trong giai đoạn này như:
- Viết ý tưởng: Viết tất cả ý tưởng của bạn ra giấy và truyền cho người khác. Bất kỳ ai nhận được ý tưởng của bạn nó đề tiếp tục phát triển ý tưởng của bạn hơn nữa. Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi đạt đến giới hạn nhất định.
- Phác thảo: Đây là cách nhanh chóng để hình dung ra ý tưởng mà không tốn nhiều thời gian. Đây còn là cách truyền tải thông tin của bạn với các thành viên nhóm hiệu quả hơn.
- Phương pháp vòng tròn động não: Giúp tập trung sự chú ý, truyền lượt nói và duy trì trật tự. Mọi người có thể bổ sung, phát triển hoặc kết hợp ý tưởng của nhau. Tạo môi trường an toàn để mọi người tự do chia sẻ mà không sợ bị đánh giá.
- Phân tích SWOT
Xem thêm: Khám phá 5 bước xây dựng workflow cải thiện hiệu suất công việc
Bước 4: Nguyên mẫu (Prototype)
Tương tự như thực hành nhanh. Đây là bước các ý tưởng bắt đầu được thực hiện hóa thành các phiên bản thử nghiệm. Nguyên mẫu có thể đơn giản như bản vẽ hoặc phức tạp như một mô hình chức năng. Bằng cách tạo ra các nguyên mẫu, nhóm thiết kế có thể nhận diện và sửa chữa các vấn đề tiềm ẩn trước khi phát triển sản phẩm cuối cùng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Mà còn tăng khả năng thành công của sản phẩm khi được đưa vào thị trường.
Các hoạt động thường được sử dụng trong giai đoạn này là:
- Xây dựng các nguyên mẫu nhanh chóng và đơn giản.
- Sử dụng các vật liệu dễ kiếm và chi phí thấp.
- Tập trung vào chức năng cốt lõi của giải pháp.
Bước 5: Kiểm tra (Test)
Đây là bước cuối cùng trong quy trình, nơi mà các nguyên mẫu và giải pháp được thực hiện. Trong giai đoạn này, các nhà thiết kế đưa các nguyên mẫu đã phát triển ở giai đoạn trước đó cho người dùng thực tế phản hồi. Mục tiêu chính của giai đoạn này là xem các giải pháp có thực sự đáp ứng được người dùng hay không. Thông qua việc lắng nghe và quan sát phản hồi giúp họ xác định điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp. Từ những phản hồi có thể giúp bạn khởi động lại giai đoạn thực nghiệm hoặc các giai đoạn trước đây.
Các hoạt động thường được sử dụng bao gồm:
- Cho người dùng trải nghiệm nguyên mẫu và thu thập phản hồi.
- Phân tích kết quả thu thập để xác định điểm mạnh, điểm yếu của nguyên mẫu.
- Cải thiện nguyên mẫu dựa trên phản hồi của người dùng.
II. Lợi ích bất ngờ của Design Thinking
1. Tăng cường khả năng sáng tạo
Design Thinking là một phương pháp tư duy sáng tạo giúp mọi người vượt qua những giới hạn trong suy nghĩ và tạo ra những ý tưởng mới mẻ. Thay vì chỉ dựa vào những cách tiếp cận truyền thống, Design Thinking khuyến khích việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó khơi nguồn cảm hứng cho các giải pháp đột phá.
Một ví dụ cụ thể về sự sáng tạo từ Design Thinking có thể thấy ở công ty IDEO. Một công ty thiết kế nổi tiếng thế giới. IDEO đã áp dụng Design Thinking để tạo ra hàng loạt sản phẩm đổi mới, từ chuột máy tính của Apple đến các giải pháp chăm sóc sức khỏe. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể học hỏi từ cách tiếp cận này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
2. Cải thiện quy trình giải quyết vấn đề
Design Thinking giúp cải thiện quy trình giải quyết vấn đề bằng cách tập trung vào người dùng và nhu cầu của họ. Phương pháp này bắt đầu bằng việc hiểu rõ vấn đề từ góc nhìn của người dùng. Sau đó tiếp tục với các bước thử nghiệm và điều chỉnh liên tục cho đến khi tìm ra giải pháp tối ưu. Những giải pháp Design Thinking thường có tính ứng dụng cao vì chúng dựa theo nhu cầu thực tế của người dùng.
Xem thêm: 5 phương pháp quản lý định hướng khách hàng mà doanh nghiệp cần biết
3. Tăng cường sự hợp tác và làm việc nhóm
Design Thinking khuyến khích sự hợp tác và làm việc nhóm bằng cách tạo ra một môi trường mà mọi người đều có thể chia sẻ ý tưởng và cùng nhau phát triển giải pháp. Mỗi thành viên trong nhóm đều đóng góp một phần quan trọng vào quá trình sáng tạo. Giúp khai thác tối đa khả năng của từng cá nhân.
4. Nâng cao trải nghiệm người dùng
Design Thinking giúp các nhà thiết kế hiểu rõ hơn về người dùng thông qua việc phân tích phản hồi của họ. Bằng cách này, các sản phẩm trở nên thân thiện với người dùng hơn. Từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng.
Ví dụ như Airbnb, một công ty sử dụng Design Thinking để cải thiện giao diện người dùng. Kết quả là số lượng người dùng tăng lên nhanh chóng trên nền tảng của họ. Và họ trở thành một trong những công ty dịch vụ lưu trú hàng đầu thế giới.
5. Thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng
Ở phương pháp này, doanh nghiệp khuyến khích sự đổi mới, chấp nhận rủi ro. Phương pháp này tạo điều kiện cho các ý tưởng mới được thử nghiệm và điều chỉnh nhanh chóng. Từ đó tìm ra giải pháp sáng tạo và đột phá. Design Thinking không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển dịch vụ và sản phẩm mới mà còn ảnh hưởng tích cực đến phát triển dài hạn của công ty. Nổi bật trong đó có thể kể đến là Apple và Google. Hai công ty công nghệ lớn đã áp dụng Design Thinking để duy trì sự đổi mới liên tục. Từ đó đạt được sự tăng trưởng bền vững và dẫn đầu trong ngành công nghệ của mình.
III. Kết luận
Design Thinking không chỉ là một phương pháp, mà còn là một tư duy giúp chúng ta tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả hơn. Từ việc tăng cường khả năng sáng tạo, cải thiện quy trình giải quyết vấn đề, đến nâng cao trải nghiệm người dùng và thúc đẩy sự hợp tác, Design Thinking đã chứng minh được giá trị của mình trong nhiều lĩnh vực. Hy vọng thông qua bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng của phương pháp này. Hãy theo dõi Trang tin – NextX để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nha.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |