Đứng đầu trong top các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, “Shopee” là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất về TMĐT. Đồng thời cũng trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi nhắc đến “mua hàng online”. Mặc dù là kẻ đến sau so với các đối thủ lớn khác như: Lazada, Tiki, Sendo,…Shopee đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng và trở thành “ông lớn” trong ngành TMĐT. Lý do lớn nhất cho sự trở mình này không thể không nhắc đến chiến lược marketing của Shopee đỉnh cao của shopee. Cùng NextX – Phần mềm crm bất động sản tìm hiểu nhé!
Mục lục
I. Tổng quan về Shopee tại thị trường Việt Nam
Là sàn giao dịch thương mại điện tử với nền tảng là ứng dụng mua sắm trực tuyến. Shopee có trụ sở chính đặt tại Singapore, được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Shopee hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia như: Việt Nam, Singapore, Đài Loan, Philippines,…
Theo WeAreSocial, tỷ lệ người đã từng mua sắm online trong năm 2023 là 57.62 triệu người. Điều này tạo nền tảng cho sự phát triển thương mại điện tử nhanh. Cũng theo báo cáo của Metric về ngành thương mại điện tử 2022 cũng cho biết: “Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn; tương đương khoảng 91 nghìn tỷ. Tức vượt mặt khi Lazada chỉ đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26.5 nghìn tỷ.”
1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Shopee tại Việt Nam
- Lazada: Là đối thủ cạnh tranh của Shopee trên mọi mặt trận – Lazada thương hiệu con của tập đoàn Alibaba cũng là một trang mua sắm trực tuyến phổ biến tại Đông Nam Á. Tương tự Shopee, nền tảng này cũng tập trung vào việc hỗ trợ người bán và phát triển nền tảng thương mại điện tử.
- Tiki: Là trang mua sắm tập trung nhiều ngành hàng có trụ sở chính tại Việt Nam như: sách, thiết bị điện tử, đồ gia dụng và thời trang. Không kém cạnh, Tiki cũng có mạng lưới giao hàng toàn quốc; cam kết đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng
- Sendo: cũng tương tự các nền tảng khác, Sendo cung cấp nhiều ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, đồ chơi và thiết bị điện tử lớn tại Việt Nam.
2. Khách hàng tiêu mà Shopee hướng tới
Phục vụ đa dạng đối tượng khách là mục tiêu mà Shopee hướng tới. Trước hết phải nói đến đối tượng là những tiêu dùng đã và đang trải nghiệm mua sắm trực tuyến qua ứng dụng. Đây cũng chính là đối tượng thường xuyên thực hiện việc mua sắm qua trang web; hoặc ứng dụng di động.
Bên cạnh đó, Shopee cũng cung cấp một loạt chương trình khuyến mãi; các ưu đãi để thu hút khách hàng. Những đối tượng đòi hỏi giá trị bao gồm miễn phí vận chuyển; giá ưu đãi và các chương trình đặc biệt khác. Là nền tảng được thiết kế để dễ sử dụng trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng; nên Shopee đặc biệt hướng tới người dùng di động.
Cũng có thể hiểu rằng chiến lược marketing mà Shopee hướng tới chính là 2 đối tượng khách hàng chính. Đó chính là khách hàng “Thấy” và khách hàng “Tìm kiếm”. Khách hàng tìm kiếm là một tệp khách hàng chủ động tìm kiếm sản phẩm, có nhu cầu mua sản phẩm từ trước đó. Bên cạnh đó, khách hàng thấy là những người nhìn thấy sản phẩm qua các quảng cáo trên sàn. Khi đó họ click vào xem từ đó có nhu cầu mua hàng.
II. Chiến lược Marketing Mix của Shopee
Là một trong những trang thương mại điện tử thành công nhất chiếm phần lớn thị phần tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tương tự các thương hiệu nổi tiếng khác, chiến lược Marketing của Shopee cũng áp dụng hình thức 4P Mix kinh điển. Lấy khách hàng làm trung tâm, các chiến dịch của Shopee đa phần nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cũng giúp nâng tầm vị thế thương hiệu và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
1. Chiến lược Marketing của Shopee trong sản phẩm (Product)
- Tiếp cận bản địa hóa theo thị trường
Bằng chiến lược phát triển nền tảng riêng cho mỗi nước, Shopee câu kéo thành công và khéo léo khách hàng của mình. Đây cũng chính là một phần của chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường một. Vì vậy mà Shopee đạt được thành công mơ ước ở từng quốc gia khi cá nhân hóa theo thị trường.
Tại thị trường Việt Nam, tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ mà Shopee cung cấp. Bên cạnh đó là giao diện được thiết kế đơn giản, hấp dẫn và tiện lợi. Shopee cũng đưa ra những đề xuất theo thói quen và nhu cầu mua sắm của khách hàng. Thông qua đó, dễ dàng thu hút và tiếp cận khách hàng tiêu dùng địa phương.
- Tập trung vào những tính năng quan trọng
Dẫn đầu xu hướng TMĐT trên nền tảng di động. Shopee là sàn thương mại đầu tiên có cả phiên bản online website và mobile app. Ngoài những tính năng cơ bản tương tự các nền tảng khác như: Shopee Mall (cung cấp sản phẩm chính hãng); Flash Sale (ưu đãi theo khung giờ); danh mục ngành hàng; đối tác ưu đãi,… Shopee còn cung cấp một số tính năng độc quyền và độc đáo khác như: Shopee Pay (ví điện tử); Shopee Live (bán hàng trực tiếp); Shopee Business insight (theo dõi chỉ số),…
2. Chiến lược Marketing của Shopee về giá cả (Price)
Chiến lược thâm nhập giá là chiến lược Marketing được Shopee lựa chọn. Với cùng chất lượng sản phẩm tương đương nhau nhưng với mức giá ưu đãi hơn. Từ đó mà kích thích tâm lý của người tiêu dùng. Đặc biệt là những mặt hàng về ngành hàng mỹ phẩm và thời trang luôn được Shopee chú trọng khi đưa ra mức giá thỏa đáng; cùng các dịch vụ hấp dẫn khác.
Bên cạnh đó, Shopee cũng dành nhiều ưu đãi cho người mua và người bán khi đăng ký tài khoản. Người bán cũng không cần trả bất cứ chi phí khi đăng sản phẩm; thậm chí còn được hưởng các chính sách ưu đãi từ nền tảng này. Như chính sách hỗ trợ chi phí giao hàng, chiết khấu sản phẩm, mã ưu đãi,..
3. Chiến lược Marketing điểm bán (Place)
- Tối ưu vận chuyển
Shopee đã khôn ngoan khi “bắt tay” với các đơn vị vận chuyển cả nội địa và quốc tế. Tính đến nay, Shopee đã hợp tác với 12 đối tác vận chuyển. Trong đó, có giao hàng nhanh, Standard Express shopee, Vietnam Post, Viettel Post, J&T express và Grab Express. Nhờ đó, Shopee có thể tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng đơn vị vận chuyển cho riêng mình. Hơn nữa, Shopee cũng tận dụng hệ thống sẵn có của kho bãi đối tác tair dài khắp cả nước. Cách hình thức thanh toán khi nhận hàng, thanh toán qua thẻ cũng được Shopee tích hợp áp dụng.
- Nâng cao trải nghiệm trên di động
Đáp ứng nhu cầu phần đông là người dùng trẻ tuổi. Chiến lược marketing tập trung chủ yếu vào: tối ưu hóa trải nghiệm và mức độ tương tác thông qua thiết bị di động. Khi đó người dùng có thể theo dõi tình trạng đơn hàng; đặt hàng cũng như thực hiện thanh toán online đơn giản hơn.
4. Chiến lược Marketing xúc tiến của Shopee (Promotion)
- Chiến lược Marketing của Shopee trong quảng bá
Chiến lược Marketing của Shopee hướng đến truyền thông chiêu thị là chủ yếu. Phần đa là các hoạt động quảng bá hình ảnh tích cực của thương hiệu. Đặc biệt là những TVC viral giúp thương hiệu tiếp cận dễ dàng hơn với lượng khách hàng lớn. Shopee đã không ngừng đẩy mạnh truyền thông trên đa dạng nền tảng. Phải kể đến như truyền hình, Google, Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok,… Bên cạnh đó, Shopee còn sử dụng hình ảnh người nổi tiếng trên banner, áp phích, bảng quảng cáo trên xe buýt, taxi,..
- Khuyến mại, ưu đãi
Là nền tảng thường xuyên triển khai tung các ưu đãi khuyến mại bậc nhất. Shopee thường tổ chức vào các sự kiện lớn trong năm để người tiêu dùng “săn sale shopee”. Phải kể đến như: shopee 8.8, shopee 12.12, shopee 11.11,…Những đợt khuyến mãi hấp dẫn khiến doanh số của Shopee tăng nhanh chóng. Không chỉ thu hút người bán, chương trình khuyến mãi Shopee còn thu hút cả người mua với nhiều lợi ích đi kèm.
- Chiến lược tiếp thị liên kết
Được xem là sự kết hợp của tất cả các kênh kỹ thuật số. Tiếp thị liên kết khiến khách hàng tiềm năng mới biến khách hàng tiềm năng cũ thành KOL. Họ sẽ tiếp thị cho Shopee và nhận được 11% hoa hồng. Đây là cũng chính là cách chiếm lĩnh thị trường hiệu quả và mới mẻ của Shopee. Từ đó, họ sẽ có quyền tăng giá, cắt giảm lợi cho người tiêu dùng; nhưng vẫn mang lại doanh thu khủng khi toàn bộ thị trường đã là của họ.
III. Những chiến lược Marketing của Shopee đáng học hỏi
1. Chiến lược Marketing miễn phí vận chuyển Shopee
Miễn phí vận chuyển được coi là chiến lược Marketing hiệu quả nhất khi mang lại kết quả bất ngờ. Bởi vấn đề về chi phí vận chuyển hàng hóa trung gian được xem là rào cản lớn với cả người mua và người bán. Khi người tiêu dùng chuyển đổi hình thức từ mua hàng truyền thống sang mua hàng online. Một chiến lược của Shopee được đánh giá là hiệu quả khi đáp ứng được tâm lý khách hàng; đó chính là hình thức trợ giá trong vận chuyển. Thế nên, shopee không chỉ đẩy mạnh khâu truyền thông, shopee tập trung xây dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp và vững chắc. Đồng thời, Shopee cũng luôn nhấn mạnh vào yếu tố freeship trong những chiến dịch quảng bá của mình.
2. Cách mạng mua sắm cùng Influence
Trong chiến dịch marketing của Shopee, hình thức livestream các sự kiện âm nhạc vô cùng lớn có sự góp mặt của những ngôi sao hàng đầu. Họ sẽ tương tác với khách hàng vào dịp đặc biệt trong năm như sinh nhật Shopee, Noel,…
Việc kết hợp với người nổi tiếng và triển khai nhiều chương trình khuyến mãi giúp cho Shopee thu hút đông đảo lượng khách hàng tiềm năng. Cùng theo đó là thúc đẩy được nhiều doanh số, cũng vừa tăng độ nhận diện thương hiệu nhờ những thảo luận tích cực từ phía người tiêu dùng.
Chiến lược marketing của Shopee trong cuộc cách mạng mua sắm đã mang lại thành công vô cùng lớn. Đem về doanh thu ở hàng “khủng” với kết quả vô cùng ấn tượng. Là chiến lược rất đáng để các doanh nghiệp khác học hỏi. Nhờ chiến lược khôn ngoan đã giúp nền tảng này trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường TMĐT Việt Nam.
3. Bắt Trend cực nhanh và chính xác
Tận dụng sức sức ảnh hưởng có sẵn của trend và sức nóng của xu hướng. Shopee đã tung ra những TVC quảng cáo “bắt trend” được đánh giá là vô cùng thành công. Không cần cố gắng gây sự chú ý của người xem, Shopee mà vẫn có thể lan truyền rộng rãi và thu hút khách hàng theo cách tự nhiên nhất.
Một số TVC quảng cáo hot nhất của Shopee khi “bắt trend” phải kể đến như: đoạn TVC sự kiện “mừng sinh nhật Shopee 12.12” với bản hit “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink. Hay một TVC được coi là một vụ nổ lớn của Shopee trên toàn Đông Nam Á đó là sự kết hợp giữa Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng với bài hát Baby Shark làm mưa làm gió.
IV. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh NextX – Tích hợp các nền tảng bán hàng online
- Giải pháp phần mềm CRM quản lý bán hàng đa kênh của NextX tích hợp đa dạng các nền tảng như: Facebook, Zalo, Website, Sàn TMĐT,…
- Quản lý dữ liệu tập chung khi lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng về dữ liệu và lịch sử giao dịch trên cùng một hệ thống
- Lưu trữ các hoạt động của khách hàng: Phần mềm NextX sẽ tự động lưu trữ toàn bộ lịch sử hoạt động khách hàng tiềm năng như: Khách hàng tiếp cận sản phẩm nào, bao nhiêu đơn hàng phát sinh, tương tác qua kênh nào,,…
- Tích hợp cùng các nền tảng khác: tích hợp chat đa sàn: Sàn TMĐT, Facebook, Zalo. Hệ thống tổng đài NextX Call và App tích điểm thẻ thành viên NextX Loyalty App.
V. Kết luận
Sự nỗ lực trong chiến lược Marketing của Shopee từ góc độ người kinh doanh đến hỗ trợ người dùng và người bán đã thực sự đạt hiệu quả; giúp nền tảng này phát triển rất tốt trong thời đại công nghệ mới. Trong tương lai, các chuyên gia dự báo Shopee sẽ còn tiếp tục phát triển với hướng đi mới, trở thành trang thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam cũng như thị trường Đông Nam Á. Hy vọng trang tin tức NextX đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về Shopee.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |