Hiệu quả trong hình thức marketing truyền thống vẫn là điều tương đối mơ hồ bởi doanh nghiệp chỉ có thể tạm đánh giá và nhìn nhận qua doanh số hay chi phí marketing. Do đó mà Performance Marketing – hình thức marketing dựa trên sự phát triển của data tập trung vào hiệu suất và kết quả thực tế. Trong sự bùng nổ của các phương pháp Digital Marketing và sự hỗ trợ của công nghệ, với phương pháp này marketer có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả một cách hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng NextXPhần mềm chăm sóc khách hàng khám phá hình thức Marketing này nhé.

Performance Marketing là gì?

performance marketing là gì

Marketing Performance là một chương trình dành cho Marketing và việc quảng cáo trực tiếp. Đây là nơi nhà quảng cáo chi tiền cho một hành động cụ thể đã xác định xảy ra.

Hiểu một cách đơn giản, hình thức marketing này dựa vào việc tính tiền giữa người mua và người bán quảng cáo. Người yêu cầu quảng cáo chỉ cần chi trả một số tiền khi một hành động cụ thể được thực hiện như: order, click, lead,…Khi đó tương ứng với các hình thức đó sẽ là CPO (Cost per order); CPC (Cost per click); CPL (Cost per lead),…Những chuyên gia về Performance Marketing đến từ các công ty agency, phụ thuộc rất lớn vào những kênh cần tiếp thị phải trả tiền như:

  • Quảng cáo được tài trợ (Display Ads)
  • Quảng cáo native (Native Ads)
  • Quảng cáo thông qua mạng xã hội (Social Media Marketing)
  • Affiliate marketing
  • SEM (Marketing công cụ tìm kiếm)

Những kênh Performance Marketing tiếp thị hàng đầu hiện nay

Chiến lược performance

Xem thêm: KPI Marketing và chỉ số quan trọng giúp cải thiện hiệu quả công việc

Native Ads 

Native ads hay quảng cáo tự nhiên là chiến lược Marketing quảng bá nội dung được tài trợ; xuất hiện một cách tự nhiên trên một page hoặc một trang web nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, hình thức quảng cáo này cũng khá phổ biến trên trang web thương mại điện tử. CPC -Trả phí cho mỗi lần nhấp và CPM – Trả phí cho mỗi lần hiển thị là hình thức thanh toán phổ biến cho  Native Ads.

Nhiều doanh nghiệp chọn hình thức tiếp thị quảng cáo tự nhiên bởi nó cho phép nội dung mất phí được hiển thị liền mạch cạnh những nội dung không mất phí. Khi đó người dùng sẽ không phân biệt được đâu là nội dung đang trả phí, khiến thương hiệu được quảng cáo theo cách vô cùng tự nhiên.

Social Media Marketing và Content Marketing

Mạng xã hội là một kênh truyền thông Marketing Performance mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng sử dụng. Với xu hướng lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội; đây được xem là sân chơi hiệu quả nhằm tăng độ nhận diện và tăng lưu lượng truy cập tới trang web. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thoải mái chia sẻ nội dung được tài trợ qua các nền tảng như: Facebook, Instagram hay Pinterest. Điều này giúp bài đăng ban đầu mở rộng phạm vi tiếp cận của vượt xa hơn. 

Content Marketing trọng tâm chính là cung cấp nội dung hữu ích nhằm “giáo dục” khách hàng. Bên cạnh đó loại hình này thường đặt thương hiệu vào một hoàn cảnh nhất định để khách hàng có những góc nhìn tốt về thương hiệu. Theo nghiên cứu, Content là laoij hình tốn ít chi phí nhưng mang lại hiệu quả gấp 3 lần số lượng khách hàng tiềm năng. Content Marketing có thể bao gồm nội dung trên các kênh như website, blog, Fanpage,… 

Affiliate Marketing

Được dịch sang tiếng Việt tạm dịch là tiếp thị liên kết, Affiliate Marketing liên quan đến bất kỳ hình thức tiếp thị nào liên kết với quảng cáo. Và tiền thưởng sẽ được thanh toán sau khi khách hàng thực hiện một hành động yêu cầu nào đó. Mà thường thấy nhất đó là hình thức liên quan đến hành động chuyển đổi mua bán sản phẩm. 

Thường hình thức này sẽ liên quan đến việc hợp tác với người có tầm ảnh hưởng; những blogger hay reviewer nổi tiếng. Đây cũng là hình thức phổ biến nhất khi thực hiện chiến lược Performance Marketing

Search Engine Marketing (SEM)

Được chia thành hai phần, bao gồm hình thức trả phí và tự nhiên. Trả phí thông qua Paid Search Marketing đơn giản là doanh nghiệp sẽ cần trả phí cho mỗi lần khách hàng nhấp vào quảng cáo; thông qua các công cụ tìm kiếm như Coccoc hay Google. Trong khi hình thức tự nhiên Organic Search thì ngược lại; đây là phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm dựa vào thuật toán riêng của mỗi công cụ. 

Đối với hình thức Đối với Performance Marketing, trọng tâm chủ yếu là gia tăng CPC, đặc biệt là đối với quảng cáo có trả tiền. Trong khi đó, không phải trả tiền cho hình thức tiếp cận này là SEM. Nhiều marketer dựa vào Content marketing và các trang đích để tối ưu SEO giúp nâng cao chất lượng. 

Banner (Display) Ads

Banner hay Display Ads là một hình thức thu gọn của Native Advertising trong Marketing. Những quảng cáo này thường xuất hiện thường xuyên trên các trang web hay mạng xã hội. Những quảng cáo thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối trang tin tức mà người dùng truy cập; đặc biệt là những vị trí dễ thấy.

Ngày nay, các trình chặn quảng cáo được sử dụng nhiều, do đó mà hình thức quảng cáo hiển thị đang dần mất đi sự hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm sự thành công thông qua sử dụng nội dung tương tác video và hình ảnh hấp dẫn để kích thích khách hàng.

Các loại hình trả phí trong Performance Marketing

CPM – Cost per mile 

Là chi phí hiển thị quảng cáo được tính cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Đây là hình thức thường mang lại tương tác không cao do đó mà có mức chi phí khá thấp.

CPC – Cost per click 

Là chi phí phải trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Đây là hình thức được các doanh nghiệp cân nhắc khi muốn gia tăng lượt truy cập cho website.

CPE – Cost per engagement 

Engagement là được đo và đánh giá qua nhiều cách khác nhau. Như: lượt thích, lượt bình luận, lượt chia sẻ,…Là chi phí cho mỗi lượt tương tác của người dùng với quảng cáo đó.

CPL – Cost per lead 

Cost Per Lead là chi phí cho một khách hàng tiềm năng. Tức người có những hành vi thể hiện sự yêu thích với sản phẩm thông qua các hành động cụ thể như để lại thông tin liên hệ khi điền form.

CPS – Cost per sale 

Cost per sale là chi phí cho mỗi đơn hàng được đặt hàng thành công. Và chỉ cần trả tiền khi có đơn hàng thực hiện. Nhược điểm của hình thức này là chi phí khá cao nhưng lại được yêu thích cao vì mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao.

CPA – Cost per acquisition 

Cost Per Action bao gồm tất cả các chỉ số trên. Doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi có lượt nhấp thực hiện hành động cụ thể đã xác định từ trước.

Lợi ích Performance Marketing hữu hiệu mang lại 

Lợi ích performance

Xem thêm: 5 vai trò quan trọng của chỉ số kinh doanh công ty mà bạn chưa biết

Performance marketing là một chiến lược tập trung vào việc đo lường và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo trực tuyến. Dựa trên các kết quả chỉ số doanh thu và tỷ lệ khách hàng thực hiện hành động trên trang web.

  • Tối ưu chi phí quảng cáo: Performance marketing tính phí hoạt động dựa trên kết quả. Vì vậy mà các doanh nghiệp chỉ phải chi tiêu khi khi thực sự có hành động trên trang của người dùng. Điều đó giúp tối ưu hóa chi phí ngân sách và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.  
  • Đối tượng tiếp cận chính xác: Performance marketing cho phép người dùng định hướng khách hàng mục tiêu muốn hướng tới. Nhằm tối ưu hóa hiệu quả khi tăng cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Tăng doanh số bán hàng: Hiệu quả của performance marketing được đo dựa trên dữ liệu doanh số; điều này giúp dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến lược quảng cáo. Từ đó đưa ra chiến lược và cải thiện doanh số bán hàng.
  • Tăng tương tác với khách hàng: hình thức marketing này cho phép doanh nghiệp tương tác qua thông tin liên quan đến sản phẩm của khách hàng. Giúp tăng tương tác uy tín và giữ chân khách hàng tốt hơn. 
  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi: thực hiến chiến dịch Performance marketing, doanh nghiệp có thể tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả. Thông qua chiến lược quảng cáo và chiến lược mục tiêu, từ đố doanh nghiệp giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tính tương tác với khách hàng.

Xây dựng chiến dịch Marketing Performance tối ưu hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu và ngân sách cho chiến dịch Performance marketing. Thiết lập và chọn lựa các yếu tố hàng đầu như đối chân dung đối tượng quảng cáo; vị trí hiển thị quảng cáo 

Các mục tiêu quảng cáo phổ biến thường dùng: Tăng nhận diện thương hiệu, remarketing, tăng lưu lượng truy cập trang web, gia tăng khách hàng tiềm năng.

Bước 2: Chọn lựa kênh chạy quảng cáo đa dạng, hình thức chạy quảng cáo.

Bước 3: Tạo và chạy các quảng cáo chiến dịch, đảm bảo nhắm đúng đối tượng mục tiêu và chương trình quảng cáo hấp dẫn, thu hút.

Bước 4: Đo lường và tối ưu hóa chiến dịch Performance Marketing. Đánh giá dựa trên lợi nhuận đầu tư các chỉ số khác như ROI, CPL, CPM,… 

Bước 5: Đảm bảo tính an toàn đối với các rủi ro thương hiệu, quyền riêng tư và tính minh bạch của các thông tin.

Tips triển khai chiến lược Performance Marketing hiệu quả

Xác định phân bổ tiếp thị chiến dịch

Nhận thức về sự đo lường phân bổ đa kênh hiện nay đã được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Nhưng ít ai biết về sự tích hợp của hình thức partnership. Thông thường, khách hàng thường tương tác với doanh nghiệp qua đa dạng các thiết bị và đa kênh. Do đó mà việc xác định các phương tiện tương tác của người dùng là vô cùng quan trọng. Việc phân tích dữ liệu giúp nâng cao hiệu quả, xác định điểm tiếp xúc đúng đắn và mang lại hiệu suất cao.

Việc hợp tác với các nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu cũng là một chiến lược hữu ích. Khi mang lại dữ liệu hiệu quả giúp phân bổ vào các thiết lập chạy quảng cáo hiệu quả.

Bonus cho đối tác quan trọng

Affiliate/Performance marketing thường được chia làm 3 loại khi triển khai: đóng góp, chuyển đổi và khởi xướng. Phần lớn doanh nghiệp sẽ chi trả tiền khi có lượt click. Tuy nhiên cơ chế phần thưởng hoa hồng cũng hoạt động linh hoạt hơn cho đối tác khi thực hiện phễu mua hàng. Một số nhà quảng cáo cũng khá ưa chuộng trả thưởng theo lượt click và chia nhỏ hoa hồng. 

Tăng ngân sách cho Performance marketing

  • Affiliate/Performance marketing hiệu quả 14:1 theo với ROAS lên đến nghiên cứu của IAB.
  • Chuyển dịch chi tiêu ngân sách sang Affiliate Marketing giúp mang lại hiệu quả và tăng lợi nhuận.
  • Nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu giúp gia tăng doanh thu. 
  • Làm việc với các nhà sản xuất tạo nội dung (Review Site, Authority Site…)tiếp cận khách hàng.
  • Xác định các website phù hợp với tệp khách hàng

Tăng doanh số từ chiến lược Performance Influencer

Người có tầm ảnh hưởng được nhà quản lý đánh giá hiệu quả truyền thông qua like, comment và share. Ngày nay, xã hội phát triển, cho phép sự hợp tác của cả 2 loại hình quảng cáo xuất hiện. Từ chiến dịch đó, doanh nghiệp có thể thu lại lợi chí từ Affiliate Marketing và Influencer

  • Truyền thông nội dung điệp qua Influencer tới khách hàng.
  • Thu lợi nhuận qua link Affiliate.

Ngày nay, phần lớn người có tầm ảnh hưởng hoạt động như một nhà sản xuất nội dung. Từ đó với chi phí thấp giúp tiếp cận nhiều nhóm khách hàng đa dạng hơn. Đánh giá những hiệu quả trong chiến dịch này thường phức tạp hơn; khi phần lớn thúc đẩy doanh số bán hàng dựa trên niềm tin từ khách hàng.

Kết luận

Là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà kinh doanh, Performance Marketing là chiến lược đem lại dòng tiền nhanh chóng cho doanh nghiệp. Để thực hiện chiến dịch hiệu quả và tối ưu nhất, người đề xuất cần xác định KPI rõ ràng, biết phân tích và xử lý dữ liệu mang lại tối đa hiệu suất cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin hữu ích, hãy theo dõi ngay trang tin tức NextX bạn nhé.

 

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Rate this post