Sự xuất hiện của Marketing 5.0 đã mang đến sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tiếp thị số. Đặc biệt là hướng đến giải quyết những vấn đề tưởng chừng như không thuộc phạm vi của tiếp thị. Và khi người dùng trở nên khôn ngoan hơn, họ tỉnh táo và thông minh hơn trong việc lựa chọn hàng hóa. Liệu đó có phải động lực thúc đẩy cho ngành marketing truyền thông hay không? Tiếp thị kỷ nguyên mới 5.0 có phải là xu hướng bền vững hay là một kim chỉ nam? Hãy cùng NextXPhần mềm chăm sóc khách hàng tìm hiểu ngay dưới bài viết nhé. 

I. Marketing 5.0 là gì?

Tiếp thị 5.0

Được cha đẻ của mình – tác giả của các khái niệm tiếp thị 1.0 đến 4.0 giới thiệu vào đầu năm 2021. Marketing 5.0 được mô tả là công nghệ áp dụng việc mô phỏng con người; để truyền tải, giao tiếp và nâng cao giá trị trên suốt hành trình trải nghiệm khách hàng. 

Marketing 5.0 được cải tiến khi áp dụng những công nghệ chưa kịp cải tiến trong tiếp thị 4.0. Nó bao gồm những công nghệ đã cập nhật từ trước. Như AI, Robot, thực tế tăng cường AR, thực tế ảo VR,… Sự kết hợp của những công nghệ tân tiến mới là yếu tố thúc đẩy tiếp thị marketing 5.0.

Hơn thế nữa, xu hướng tiếp thị trong kỷ nguyên mới này hướng đến giải quyết; phát triển cùng với các giá trị nổi bật của ngành Marketing. Giúp phân biệt các xu hướng tiếp thị cũ với marketing 5.0 một cách chính xác hơn:

  • Marketing 1.0: Các chiến lược tiếp thị lấy sản phẩm là trung tâm phát triển.
  • Marketing 2.0: Việc phục vụ khách hàng được đặt lên hàng đầu, lấy khách hàng làm trung tâm phát triển
  • Marketing 3.0: Lấy con người làm trung tâm của tiếp thị, từ đó tối ưu việc xây dựng trải nghiệm khách hàng
  • Marketing 4.0: Kết hợp các hình thức marketing online và offline. Lấy con người làm trung tâm phát triển trong thời đại công nghệ
  • Marketing 5.0: Đi lên từ các nền tảng tối ưu thông minh trước đó. Nhưng dưới ứng dụng của nền tảng công nghệ số một cách toàn diện.

II. Marketing 5.0 xuất hiện vào thời điểm nào?

1. Sự xuất hiện của COVID-19

Một cuộc khủng hoảng toàn cầu gần như ảnh hưởng đến lớn đến các lĩnh vực ngành hàng. Covid-19 khiến toàn xã hội bị giãn cách; các chỉ thị quốc gia hạn chế tiếp xúc khiến khách hàng phải chuyển đổi hành vi mua hàng. Do đó mà mọi hoạt động vận hàng hay tiếp thị đều được doanh nghiệp tiếp thị qua nền tảng online; và nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ.

2. Sự quá độ của tiếp thị số Marketing 4.0

Đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự chuyển mình từ hình thức trực tiếp sang hình thức tiếp thị trực tuyến. Marketing 4.0 được ví như bước đệm cho Marketing 5.0 ra đời. Với sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của công nghệ; chiến lược tiếp thị 5.0 ra đời ứng dụng toàn phần trong mọi hoạt động marketing.

III. Trọng tâm của Marketing 5.0

Trọng tâm Marketing 5.0

Xem thêm: Top 2 vai trò Marketing doanh nghiệp và xã hội hiện nay bạn cần biết

Sự thay đổi theo một xu hướng mới là điều dễ hiểu khi nhu cầu và xã hội đều có những thay đổi nhất định. Nhất là khi bối cảnh toàn cầu số đang có sự phân chia khác nghiệt khi doanh nghiệp lấn sâu vào thị trường. Trong thời điểm hiện tại, khi doanh nghiệp càng chậm chân trong cải tiến đổi mới số hóa; điều đó đồng nghĩa với việc bị bỏ lại vì lạc hậu so với thị trường. Do đó mà doanh nghiệp buộc phải phản ứng với vấn nguy cơ trước mắt như một lẽ tự nhiên.

Do vậy, việc hướng tới mối quan hệ giữa máy móc và con người chính là trọng tâm của xu thế marketing 5.0. Khi đó, môi trường tài nguyên sẽ được chia đều cho các bên để phát huy tối đa ưu thế của mình. Từ đó thúc đẩy mang lại hiệu quả chung cho chiến lược tiếp thị. Một lẽ dễ hiểu bởi, con người thì không thể nhanh nhẹn và chuẩn xác như máy móc; điều này dễ gây ra các sai sót không đáng có. Tuy nhiên cảm xúc và suy nghĩ là điều máy móc không thể thay thể con người.

Hiểu được điều này, việc cân bằng giữa các bên là điều mà doanh nghiệp cần có phương án tối ưu nhất. Từ đó từng bước tối ưu mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng; chính là nhiệm vụ mà mọi doanh nghiệp cần hướng đến trong thời đại mới. 

1. Công nghệ và xu hướng phát triển của Marketing 5.0

Sự phát triển theo cấp số nhân của tiếp thị truyền thông và xã hội; cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã cho các nhà tiếp thị thấy được lợi ích của tiếp thị số hóa. Do đó mà cách mạng công nghiệp hóa kỹ thuật số tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp: 

2. Tiếp thị dựa trên dữ liệu Data – Driven Marketing 5.0

Dựa trên các dữ liệu big data, nhà tiếp thị có thể đánh đá và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Trên mọi điểm chạm của khách hàng như giao dịch, câu hỏi, email đều được lưu trữ lại. Hơn nữa mọi hoạt động của khách hàng trên internet cũng đều được ghi lại giúp người dùng dễ dàng truy vết. Với nguồn dữ liệu khách hàng phong phú, bỏ qua mối quan tâm về quyền riêng tư; cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp thị ở cấp độ cá nhân hóa trên quy mô lớn.

3. Tiếp thị dự đoán – Predictive Marketing 

Dự đoán kết quả của các khoản đầu tư khi thực hiện chiến lược và chiến thuật tiếp thị. Việc tính xác suất lợi nhuận cho mỗi hành động tiếp thị giúp doanh nghiệp có những hướng nhìn tổng quan hơn; trở nên có trách nhiệm hơn trong mỗi hành động tiếp theo. Dựa trên thuật toán của trí tuệ nhân tạo; việc dự đoán kết quả giúp nhà tiếp thị có thể tính toán trước khi tung ra chiến dịch mới. 

Mô hình này giúp nỗ lực tìm hiểu những hoạt động nên và không nên. Nhằm đoán đúng mục tiêu từ việc khám phá các xu hướng. Nó cũng cho phép người làm tiếp thị biết trước “những đường cong” có thể gặp phải. Từ đó có thể tránh những thất bại không đáng có. 

4. Tiếp thị tình huống – Contextual Marketing 5.0 

Tiếp thị kỷ nguyên mới 5.0 mang tới cho người dùng một trải nghiệm về thế giới vật lý; một trải nghiệm mới về kỹ thuật số theo ngữ cảnh. Chẳng hạn trang đích được cá nhân hóa theo trải nghiệm người dùng; quảng cáo nội dung tùy chỉnh và liên quan. 

Ngày nay khi thiết bị cảm biến và internet được tích hợp trên mọi thiết bị; điều này cho phép doanh nghiệp đưa vào các điểm chạm các ngữ cảnh tùy ý theo không gian vật lý. Từ đó giúp cân bằng các điểm truyền thông đồng thời tối ưu hóa liền mạch trải nghiệm. Cảm biến cũng cho phép xác định đối tượng đến cửa hàng và cá nhân hóa các giải pháp.

5. Tiếp thị tăng cường – Augmented Marketing 

Thay vì bị cuốn vào các cuộc tranh luận giữa con người và máy móc, nhà tiếp thị có thể tập trung vào việc tối ưu hóa; tập trung cộng sinh để tối ưu hóa giữa chính con người và máy móc, công nghệ. 

Khi đó AI cùng với NLP có thể tối ưu hóa hiệu suất của hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Thông qua việc đảm nhiệm các nhiệm vụ giá trị thấp; trao quyền cho nhân sự để kiểm soát và điều chỉnh cách tiếp cận. Chatbot có thể thay con người xử lý dữ liệu; và trả lời những cuộc trò chuyện đơn giản với sự phản hồi tức thì. Do đó mà nhà tiếp thị có thể tối ưu hóa công việc cấp cao tương tác với xã hội khi họ mong muốn.

6. Tiếp thị linh hoạtAgile Marketing 5.0

Luôn hướng tới việc không ngừng thay đổi, sở thích của khách hàng vì đó gây áp lực lên các doanh nghiệp. Mong muốn được tìm kiếm lợi từ một khoảng thời gian ngắn hơn. Để đối phó với các thách thức này, từ các hoạt động nhanh nhẹn của các công ty khởi nghiệp tinh gọn; là cảm hứng để công ty áp dụng theo. Dựa vào công nghệ là chủ yếu, những công ty khởi nghiệp này thực hiện các thử nghiệm thị trường nhanh chóng; dựa trên xác thực thời gian thực. 

Thay vì sáng tạo và nghiên cứu sản phẩm hoặc chiến dịch ngay từ đầu; doanh nghiệp có thể  xây dựng trên nền tảng mã nguồn; từ đó tận dụng sự sáng tạo để đẩy nhanh tiến độ khi tiếp cận đối tượng. Đôi khi, cách này không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ từ công nghệ mà còn cần sự thông minh và nhanh nhạy. 

IV. Cách doanh nghiệp tiếp cận với Marketing 5.0

Tiếp cận Marketing

Xem thêm: 5 liều thuốc thần Performance Marketing giúp đạt mục tiêu sau 1 đêm?

1. Đầu tư vào công nghệ tiên tiến 

Marketing 5.0 dựa việc sẵn có của các công nghệ tiên tiến. Nếu việc đầu tư vào công nghệ còn quá xa vời với công ty; bạn có thể tìm tới các công ty chuyên gia để thuê và tìm ra các giải pháp mới mẻ cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm công nghệ thông minh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc là NextX. Tại đây cung cấp những phần mềm giúp tối ưu với những tính năng bán hàng, quản lý khách hàng đa kênh. Nhằm tối ưu hóa tính năng tương tác với khách hàng; lên quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Từ đó giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh. 

2. Tạo hệ sinh thái dữ liệu

Làm việc xuyên suốt với dữ liệu là điều cần thiết mà doanh nghiệp cần thực hiện từ đầu tới cuối dự án. Để tối ưu quy trình này, một hệ sinh thái dữ liệu giữa các nguồn khác nhau là yếu tố tiên quyết. Khi đó trí tuệ thông minh sẽ giúp quản lý và phân tích các dữ liệu. 

Một yếu tố khác trong hệ sinh thái dữ liệu là việc xác định chính sách phù hợp dựa trên yếu tố con người. Bản chất của Marketing 5.0 chính là đảm bảo quyền lợi của con người; tránh rủi ro và làm lộ hoặc lạm dụng dữ liệu các nhân. 

3. Linh hoạt trong phương pháp Marketing

Như đã nối ở trước, con người là yếu tố tiên quyết trong cốt lõi của tiếp thị 5.0. Do đó mà cần triển khai các hoạt động để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Một phương pháp linh hoạt được lấy cảm hứng từ trí tuệ công nghệ là Agile Marketing. Đây là một phương pháp áp dụng với một chiến lược ngắn hạn và tận dụng tối đa các nguồn lực. Khi đó các chiến dịch tiếp thị tới khách hàng có thể xác định được khả năng thành công khi dự án kết thúc.

4. Xây dựng công nghệ mang tính cá nhân, xã hội và trải nghiệm 

Khi khách hàng tiếp xúc với thương hiệu, hãy nghĩ tới các công nghệ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Hãy đặt mình vào khách hàng để khách hàng có thể trải nghiệm nhiều hơn là chỉ dừng lại ở tính thương mại hóa. Một điều quan trọng là, mục đích mà doanh nghiệp cần hướng tới là không chỉ khiến khách mua hàng; mà còn mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Công nghệ có thể giúp con người giao tiếp, truyền tải thông tin và nâng cao giá trị khi trải nghiệm dịch vụ. Và để tạo sự cân bằng, chạm được tới cảm xúc của người tiêu dùng; doanh nghiệp cần biết giao thoa hài hòa giữa trí thông minh của công nghệ và con người. Bởi dù sức mạnh tính toán dữ liệu có lớn mạnh tới cỡ nào; máy móc vẫn không thể hoàn toàn thay thế con người.

V. Những thách thức trong kỷ nguyên Marketing 5.0

Thách thức Marketing

1. Khoảng cách thế hệ trong Marketing 5.0

Ngày nay, tồn tại 5 thế hệ gồm thế hệ 1946-1964; thế hệ X (1965-1980), Y (1981-1996), Z (1997-2009) và Alpha (2010-2025). Với từng thế hệ sẽ có những hình thức tiếp thị khác nhau, phù hợp với từng thời gian. Nếu thế hệ B và X hầu như tiếp cận với marketing 1.0 và 2.0; thì khi đó thế hệ gen Z và Alpha đã tiếp xúc với nền tảng công nghệ từ sớm và phương thức Marketing 4.0.

2. Phân hóa giàu nghèo

Sự phân hóa trong mọi mặt cuộc sống là thách thức mà nhà tiếp thị thời đại mới phải đối mặt. Từ sự phân hóa trong công việc đến sự phân hóa trong tư tưởng, lối sống và nhận thức. Mà nguyên nhân chủ yếu đến từ khoảng cách giữa các tầng lớp khi thị trường kinh tế đi càng xa. Khi đó, việc định vị thương hiệu và xác định thị trường mục tiêu là điều mà doanh nghiệp cần làm. Khiến thị trường hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn, cơ hội tăng trưởng hạn chế. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái và sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh.

3. Khoảng cách số

Khoảng cách số là sự chênh lệch giữa sự phát triển các nền tảng công nghệ và kỹ thuật số tại những nơi khác nhau. Khi công nghệ càng phát triển, máy móc hiện đại mô phỏng con người như robot, AI. Đặt ra câu hỏi về tương lai sẽ ra sao khi máy móc thống trị loài người? 

Ngày nay, mặc dù internet phát triển, tuy nhiên nhiều nơi tại quốc gia phát triển đó vẫn chưa được tiếp cận. Bên cạnh đó, nỗi lo về tương lai bị máy móc chi phối cũng đang được đặt ra. Đó là những thách thức đòi hỏi nhà tiếp thị sẽ phải có những hướng đi hợp lý và hiệu quả nhất.

VI. Tạm kết

Marketing 5.0 trong kỷ nguyên số đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất và hiệu quả của Marketing. Từ đó mang lại trải nghiệm cá nhân hóa tốt nhất cho khách hàng. Điều doanh nghiệp cần làm là học cách phát triển để thích ứng kịp thời với các thay đổi của công nghệ số. Hy vọng rằng, bài viết mà tin tức NextX mang lại sẽ giúp bạn nắm bắt được xu thế tiếp thị 5.0 tương lai. 

NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp chính:

Phần mềm CRM

Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo

Phần mềm CRM cho bất động sản

Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành

Phần mềm CRM cho bảo hiểm

Phần mềm CRM cho vận tải logistic

Phần mềm CRM cho dược phẩm

Phần mềm CRM cho ô tô xe máy

Phần mềm CRM quản lý Spa

>>Phòng Marketing:

Phần mềm quản lý khách hàng

>>Phòng kinh doanh:

Phần mềm quản lý kinh doanh

Phần mềm quản lý công việc

Phần mềm định vị nhân viên thị trường

Phần mềm quản lý dự án

>>Phòng nhân sự:

Phần mềm quản lý nhân sự

Phần mềm giám sát nhân viên

Phần mềm quản lý chấm công

Phần mềm quản lý telesale

Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale

>>Phòng hỗ trợ khách hàng:

Phần mềm chăm sóc khách hàng

Loyalty App – app chăm sóc khách hàng

Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center

Phần mềm tổng đài ảo Call Center

>>Phòng hệ thống phân phối:

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH

Phần mềm DMS

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG

Phần mềm quản lý bán hàng

Rate this post