Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cùng một sản phẩm nhưng doanh số bán hàng của các doanh nghiệp lại khác biệt lớn đến vậy? Bí mật nằm ở cách họ phân chia tuyến bán hàng – một yếu tố ít người để ý nhưng lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Vậy, làm thế nào để tuyến bán hàng của bạn trở nên hiệu quả nhất? Làm thế nào để tối ưu hóa nguồn lực và mang lại doanh thu vượt trội? Câu trả lời sẽ được NextX – Phần mềm định vị nhân viên thị trường giải đáp ngay sau đây về nghệ thuật phân chia tuyến bán hàng.
Mục lục
I. Tuyến bán hàng là gì?
Xem thêm: Khám phá 7 mô hình kinh doanh online hiệu quả dẫn đầu xu hướng
Tuyến bán hàng là danh sách các điểm bán mà nhân viên bán hàng được giao phụ trách. Nó bao gồm số lượng cửa hàng cần ghé thăm và chăm sóc. Tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành và cách thức quản lý của mỗi doanh nghiệp mà tuyến bán hàng được phân chia. Chăng hạn như phân theo khu vực, cung đường, tần suất viếng thăm hay các đối tượng khách hàng khác nhau. Việc quản lý tuyến bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường cơ hội bán hàng tại các điểm bán lẻ và tối ưu hóa nguồn lực.
Ngoài ra, nó còn giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên bán hàng trên thị trường. Đây là một thách thức lớn đối với người giám sát cũng như cách phân chia tuyến bán hàng. Bởi chia một cách hiệu quả luôn đòi hỏi sự kết hợp giữa kinh nghiệm thị trường và khả năng tư duy chiến lược.
II. Cách chia tuyến bán hàng có tác động gì đến doanh nghiệp?
Xem thêm: Các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo mới lạ ít vốn giúp bạn tăng thu nhập
Chia tuyến bán hàng hiệu quả mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong việc tối ưu hóa hoạt động bán hàng và cải thiện hiệu suất của đội ngũ nhân viên. Dưới đây là một số lợi ích chính:
1. Tối ưu nguồn lực và thời gian
Việc phân chia tuyến bán hàng một cách hiệu quả giúp nhân viên bán hàng giảm bớt những khoảng cách di chuyển không cần thiết. Đồng thời cũng giúp tối ưu hóa lịch trình làm việc của họ. Bằng cách sắp xếp các điểm bán gần nhau hoặc trên cùng một lộ trình, nhân viên có thể hoàn thành nhiều cuộc gặp gỡ khách hàng trong cùng một ngày. Điều này không chỉ giúp tăng số lượng tương tác mà còn giảm thiểu chi phí liên quan đến di chuyển. Như khoản chi phí xăng dầu và thời gian, góp phần tăng hiệu suất làm việc tổng thể.
2. Quản lý theo dõi hoạt động bán hàng hiệu quả
Một hệ thống phân tuyến rõ ràng giúp quản lý có cái nhìn tổng quan về hoạt động bán hàng của toàn đội ngũ. Nhờ vào việc theo dõi sát sao các tuyến bán hàng, quản lý có thể dễ dàng xác định được nhân viên nào đang làm tốt; khu vực nào cần thêm sự hỗ trợ; khu vực nào cần điều chỉnh. Điều này không chỉ giúp đánh giá hiệu quả công việc mà còn tạo điều kiện để đưa ra những chiến lược điều chỉnh kịp thời. Từ đó đảm bảo rằng các nguồn lực của doanh nghiệp luôn được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
3. Cải thiện hiệu suất bán hàng
Khi doanh nghiệp có cách chia tuyến bán hàng theo các khu vực có tiềm năng doanh thu cao. Nhân viên bán hàng có thể tập trung vào những khách hàng có giá trị lớn hoặc có nhu cầu cao. Điều này giúp họ nâng cao khả năng chốt đơn và đạt được doanh số mục tiêu. Ngoài ra, việc phân chia tuyến hợp lý còn giúp doanh nghiệp tránh được việc bỏ sót các khách hàng tiềm năng. Từ đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường một cách toàn diện và hiệu quả.
4. Giữ chân khách hàng hiệu quả
Một tuyến bán hàng được phân chia hợp lý giúp nhân viên bán hàng duy trì mối quan hệ với khách hàng chặt chẽ và thường xuyên. Khi khách hàng được tiếp cận đúng lúc, được giải đáp nhu cầu và nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp. Khi đó khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và trân trọng hơn. Sự hài lòng này không chỉ giữ chân khách hàng hiện tại mà còn thúc đẩy họ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến bạn bè, người thân,… Từ đó tạo ra hiệu ứng lan truyền tích cực và mở rộng mạng lưới khách hàng.
III. Nguyên tắc trong cách chia tuyến bán hàng
Xem thêm: 10+ kênh bán hàng online hiệu quả bạn không nên bỏ lỡ khi kinh doanh
1. Dựa trên kinh nghiệm thực tế
Tuyến bán hàng cần dựa trên kinh nghiệm thực tế của các SUP và ASM. Những người này không chỉ có trách nhiệm khảo sát thị trường mà còn phải thu thập dữ liệu khách hàng. Chẳng hạn như các chi tiết về thói quen mua sắm, giờ mở cửa của các cửa hàng và tình trạng hoạt động của từng điểm bán. Họ cần hiểu rõ đặc điểm từng khu vực để có thể sắp xếp tuyến bán hàng một cách hợp lý. Đảm bảo rằng nhân viên bán hàng có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả; phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Sự hiểu biết từ thực địa giúp tối ưu hóa quá trình bán hàng, làm giảm thiểu sự lãng phí và nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ.
2. Dựa vào phân tích độ phủ và mức tiêu thụ
Cách phân chia tuyến bán hàng phải dựa vào độ phủ khách hàng tại từng khu vực, phân loại khách hàng và mức độ tiêu thụ của thị trường. Điều này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng để xác định những khu vực có nhu cầu cao và khách hàng quan trọng. Ví dụ, nếu nhân viên A có 16 điểm bán trong một ngày nhưng một số khu vực có thị trường hẹp. Khi đó họ cần điều chỉnh tuyến để sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Điều này có thể bao gồm việc chuyển đến các tuyến F2 hoặc khu vực có mức tiêu thụ cao hơn. Giúp đảm bảo rằng thời gian làm việc được tối ưu hóa và doanh số được nâng cao.
3. Căn cứ vào năng lực và nhu cầu khách hàng
Việc phân chia tuyến còn phụ thuộc vào năng lực của từng nhân viên; hay thời gian cần thiết để viếng thăm các điểm bán. Thời gian viếng thăm có thể khác nhau đáng kể giữa các ngành hàng. Ví dụ, ngành dược phẩm có thể yêu cầu thời gian viếng thăm lâu hơn so với ngành hàng tiêu dùng. Do đó, số lượng tuyến phải đi cũng cần được điều chỉnh phù hợp với đặc thù; cũng như phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên có đủ thời gian để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết và không bị quá tải.
4. Cập nhật cách chia tuyến bán hàng định kỳ
Định tuyến lại (re-route) là quá trình cần được thực hiện thường xuyên. Điều này nhằm cập nhật tuyến bán hàng sao cho phù hợp với những thay đổi thực tế của thị trường. Sự thay đổi này có thể bao gồm sự gia tăng hoặc giảm bớt số lượng khách hàng; việc mở thêm hoặc đóng cửa các điểm bán; sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng,… Việc cập nhật định kỳ giúp đảm bảo rằng tuyến bán hàng luôn phản ánh đúng tình hình thực tế. Từ đó giúp doanh nghiệp duy trì hiệu quả hoạt động, cải thiện khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5. Tự lập kế hoạch và kiểm tra của SUP
Nhà quản lý cần xác định điểm bắt đầu và kết thúc tuyến bán hàng cho từng nhân viên. Nhưng đồng thời cũng nên để họ tự lập kế hoạch cho lịch trình của mình. Nhân viên bán hàng thường hiểu rõ nhất về lịch trình làm việc và thời gian hiệu quả của bản thân. Bằng cách cho phép họ tự lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể tăng cường sự chủ động; trách nhiệm cũng như kinh nghiệm của nhân viên. SUP sẽ thực hiện vai trò kiểm tra; phê duyệt các kế hoạch này để đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ nhân viên trong việc tối ưu hóa tuyến bán hàng.
IV. Tips hiệu quả giúp cách chia tuyến bán hàng được tối ưu
Để tối ưu hóa tuyến bán hàng, trước tiên giám sát bán hàng cần theo dõi chặt chẽ lịch trình làm việc của nhân viên. Đồng thời cần đánh giá hiệu quả của từng tuyến thông qua các báo cáo từ họ. Điều này cho phép giám sát thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tuyến bán hàng không bị chồng chéo, bỏ sót hoặc có tần suất viếng thăm không hợp lý.
Thứ hai, việc cập nhật danh sách trong cách chia các tuyến bán hàng hàng ngày; truyền đạt thông tin kịp thời cho nhân viên rất quan trọng. Điều này giúp họ có kế hoạch làm việc cụ thể và tránh tình trạng đi tuyến một cách thiếu tổ chức hoặc không có kế hoạch. Đây cũng chính là một vấn đề phổ biến trong quản lý đội ngũ bán hàng hiện nay.
Cuối cùng, để cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng và gia tăng cơ hội bán hàng tại các điểm bán,.. Nhân viên cần được trang bị đầy đủ công cụ và thông tin hỗ trợ cần thiết. Những công cụ này sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
V. Phân tuyến bán hàng hiệu quả với giải pháp phần mềm NextX DMS
Xem thêm: TOP 5 phần mềm DMS tốt nhất tại Việt Nam
NextX DMS được đánh giá là phần mềm phổ biến nhất về quản lý phân phối tại hiện nay. Với sự tin dùng của hơn 3.000 khách hàng doanh nghiệp phân phối và nhãn hàng đang sử dụng. Dưới đây là những điểm mạnh của NextX DMS:
- Tính linh hoạt của phần mềm quản lýNextX DMS được biết đến với nhiều tính năng tuyệt vời. Nó khiến các công ty áp dụng nó như một giải pháp bán hàng và quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
- Tính năng quản lý nhân viên và định vị nhân viên theo lộ trình tuyến. Quản lý lộ trình tuyến và nắm bắt thông tin di chuyển của nhân viên thị trường trong ngày.
- Quản lý khi khảo sát khách hàng, khảo sát địa điểm bán hàng; quản lý tại điểm bán, thống kê số lượng hàng hóa và ảnh chụp điểm bán.
- Quản lý tình trạng đơn hàng và thông tin đơn hàng của khách. Đây được xem là chức năng đầu của phần mềm quản lý DMS hệ thống phân phối.
- Dựa vào việc định vị vị trí GPS sử dụng sóng 3g quản lý trạng thái công việc. Do đó mà DMS có thể quản lý thông tin đơn hàng mọi lúc mọi nơi.
VI. Kết luận về cách chia tuyến bán hàng
Cách chia tuyến bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một hệ thống phân chia tuyến bán hàng hợp lý không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực. Mà còn tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và cải thiện doanh số. Do đó, việc đầu tư thời gian và công sức vào việc xây dựng; quản lý tuyến bán hàng không chỉ là một lựa chọn khôn ngoan. Đây còn được xem là yếu tố quyết định cho sự thành công dài hạn của doanh nghiệp. Theo dõi Trang tin NextX thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin hữu ích bạn nhé.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |