Trong kinh doanh, yếu tố không thể thiếu mà bạn sẽ nhanh chóng nhận ra đó là các trung gian phân phối. Bởi những cá nhân và tổ chức này không chỉ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Mà còn chính là những nhân tố quyết định sự thành bại của chiến lược phân phối. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, các trung gian phân phối hoạt động như thế nào? Vai trò của họ trong chuỗi cung ứng có thật sự quan trọng không? Trong bài viết này, hãy cùng NextX khám phá những khía cạnh quan trọng của các trung gian phân phối. Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của họ đối với sự thành công của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Mục lục
I. Trung gian phân phối là gì?
Xem ngay: Nhà phân phối là gì? Cách trở thành nhà phân phối cho người mới
Trung gian phân phối có thể là các cá nhân, tổ chức hoặc cơ sở kinh doanh. Họ đảm nhận chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Những trung gian này có thể là nhà bán lẻ, nhà bán buôn, đại lý hoặc nhà môi giới.
Việc các nhà sản xuất lựa chọn sử dụng trung gian phân phối có nhiều lý do. Đối với một số loại hàng hóa, điều này đồng nghĩa với việc giảm bớt quyền kiểm soát đối với cách thức và khách hàng tiềm năng.
Dù có một số nhược điểm, nhưng việc hợp tác với các trung gian phân phối vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nhà sản xuất. Những lợi ích này bao gồm việc mở rộng các mối quan hệ kinh doanh; tăng cường kinh nghiệm chuyên môn; nâng cao quy mô hoạt động. So với việc tự mình phân phối sản phẩm, việc nhờ đến trung gian thường mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
II. Các trung gian phân phối có ưu và nhược điểm gì?
Xem ngay: Bật mí 4+ thách thức và xu hướng kinh doanh của nhà phân phối cấp 1
1. Ưu điểm của các trung gian phân phối
Trái ngược với quan niệm trước đây rằng việc sử dụng trung gian phân phối chỉ làm tăng chi phí và mất thời gian. Trên thực tế cho thấy việc hỗ trợ cả người bán lẫn người mua là yếu tố quan trọng các trung gian phân phối.
Tối ưu chi phí phân phối
Khi nhà sản xuất tự tổ chức hệ thống phân phối, họ thường phải đối mặt với chi phí cao hơn. Nguyên nhân là do thiếu chuyên môn và hiệu quả trong việc quản lý quy mô. Bằng cách sử dụng các trung gian phân phối, nhà sản xuất có thể giảm bớt gánh nặng chi phí này. Từ đó giúp tập trung nguồn lực vào việc cải tiến sản phẩm.
Tiếp cận khách hàng rộng lớn hơn
Với một mạng lưới phân phối rộng lớn, nhà sản xuất có thể tiếp cận nhiều khu vực và địa điểm khác nhau. Điều này có nghĩa là sản phẩm của nhà sản xuất có thể có mặt ở nhiều cửa hàng, siêu thị, hoặc nền tảng thương mại điện tử cùng lúc. Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm bất kể họ ở đâu.
Việc mặt hàng sản phẩm của thiên hiệu hiện diện rộng rãi không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng. Mà còn giúp nhà sản xuất gia tăng doanh số bán hàng khi khách hàng có nhiều lựa chọn về nơi mua sắm. Việc sản phẩm có mặt tại nhiều điểm phân phối cùng một lúc cho phép nhà sản xuất bán được nhiều sản phẩm hơn. Điều này làm tăng cường khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường một cách hiệu quả.
Khả năng cạnh tranh nâng cao
Việc giảm chi phí và mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua các trung gian phân phối giúp nhà sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh. Bởi nhà sản xuất có thể đầu tư thêm vào nghiên cứu và cải thiện sản phẩm khi tiết kiệm được chi phí phân phối. Đồng thời tiếp cận nhiều thị trường và đa dạng nhóm khách hàng hơn. Một kênh phân phối rộng lớn không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể mà còn nâng cao sự hiện diện của sản phẩm. Giúp nhà sản xuất nổi bật và vượt trội hơn so với các đối thủ trên thị trường.
2. Nhược điểm của các trung gian phân phối
Các bất lợi khi sử dụng trung gian phân phối thường xuất phát từ tâm lý e ngại của các chủ doanh nghiệp. Những lo lắng về việc thiếu kỹ năng quản lý hoặc không đủ nguồn lực để giám sát các trung gian có thể gây cản trở cho doanh nghiệp.
Những nỗi sợ thường gặp bao gồm:
- Lo ngại về việc mất quyền quyết định.
- Sợ mất liên lạc trực tiếp với khách hàng.
- Ngại mất quyền kiểm soát khách hàng.
- Lo lắng rằng mục tiêu của trung gian có thể không phù hợp với mục tiêu của nhà sản xuất.
- Quan ngại về việc quản lý thị trường không hiệu quả.
Nếu nhà sản xuất không quản lý tốt các đối tác phân phối, những lo ngại này có thể trở thành vấn đề thực sự. Đôi khi, những nỗi sợ này cũng xuất phát từ phía trung gian phân phối. Những mối lo này có thể làm giảm hiệu quả hợp tác giữa nhà sản xuất và trung gian phân phối. Dẫn đến việc không khai thác tối đa tiềm năng và nguồn lực của cả hai bên.
III. Phân loại các trung gian phân phối phổ biến hiện nay
Xem ngay: Mách bạn 9 kinh nghiệm làm nhà phân phối hiệu quả và thành công
1. Đại lý và nhà phân môi giới
Đại lý là những cá nhân hoặc tổ chức hoạt động như đại diện cho một bên khác. Đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán trên một cơ sở lâu dài. Họ có quyền đàm phán và đưa ra quyết định trong các giao dịch. Hình thức này thường được thấy trong lĩnh vực bất động sản.
Ngược lại, nhà môi giới không phải là đại diện thường xuyên của một cá nhân hay tổ chức cụ thể. Nhưng họ cũng đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán. Nhà môi giới chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thương mại và giao dịch. Cả đại lý và nhà môi giới đều nhận hoa hồng cho các giao dịch mà họ đã thực hiện.
2. Nhà phân phối
Nhà phân phối cũng tương tác trực tiếp với các nhà sản xuất, giống như nhà bán buôn. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là thay vì bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ, nhà phân phối đưa hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà phân phối thường làm việc với một hoặc một số nhà sản xuất cụ thể và chuyên cung cấp các sản phẩm của họ. Họ không chỉ chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa mà còn cung cấp dịch vụ sau bán hàng. Như hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì, nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Để thực hiện các nhiệm vụ này, nhà phân phối thường nhận hoa hồng hoặc phí từ nhà sản xuất. Điều này dựa trên khối lượng hàng hóa phân phối và các dịch vụ được cung cấp.
3. Nhà bán buôn
Nhà bán buôn đóng vai trò làm cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Họ mua hàng hóa từ các nhà sản xuất hoặc nông dân với số lượng lớn. Và bước tiếp theo sau đó là phân phối chúng cho các nhà bán lẻ. Quy trình này thông qua các kênh bán lẻ giúp các nhà sản xuất chuyển sản phẩm của mình đến thị trường rộng lớn hơn.
Nhà bán buôn có thể chuyên mua một loại sản phẩm nhất định từ nhà sản xuất hoặc cung cấp nhiều loại sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau. Họ chủ yếu hoạt động trong thị trường Business-to-Business (B2B) hơn là thị trường Business-to-Consumer (B2C).
Mặc dù các nhà bán buôn truyền thống thường hoạt động qua các cửa hàng vật lý. Nhưng sự phát triển của công nghệ đã cho phép họ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình qua các nền tảng kỹ thuật số.
4. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ là hình thức trung gian mà người tiêu dùng thường xuyên gặp gỡ và tương tác nhất. Các siêu thị, cửa hàng và trang web thương mại điện tử như Shopee, Lazada đều là ví dụ điển hình của bán lẻ. Nhà bán lẻ có khả năng tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn các nhà phân phối khác. Và thường nhập hàng từ các nhà sản xuất hoặc các trung gian phân phối khác.
Khác với các trung gian khác, các nhà bán lẻ thường mua số lượng ít hơn của từng mặt hàng. Nhưng lại cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau. Các nền tảng thương mại điện tử cũng thuộc loại hình bán lẻ, góp phần mở rộng khả năng tiếp cận và cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
IV. Quản lý xuyên suốt các trung gian phân phối với phần mềm NextX DMS
Trung gian phân phối đóng vai trò thiết yếu trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đồng thời hỗ trợ nhà sản xuất giảm chi phí cũng như hạn chế rủi ro. Để hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần thiết lập các chính sách hợp tác và phương pháp quản lý phù hợp.
Vài năm trước, khi phần mềm quản lý hệ thống kênh phân phối (DMS) chưa phổ biến. Các trung gian phân phối thường liên lạc qua điện thoại, tin nhắn, và sau đó nhập dữ liệu thủ công vào Excel. Đơn hàng được ghi chép bằng sổ sách và giấy tờ, với việc tổng hợp báo cáo chỉ thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần. Dẫn đến độ trễ cao và không kịp thời phản ứng với sự thay đổi của thị trường. Hơn nữa, tình trạng dữ liệu không chính xác; nhân viên giả mạo; điểm bán ảo thường xuyên xảy ra. Do đó, việc sử dụng phần mềm DMS đã trở nên ngày càng quan trọng và cần thiết hơn.
NextX DMS được đánh giá là phần mềm phổ biến nhất về quản lý phân phối. Với hơn 3.000 khách hàng doanh nghiệp phân phối và nhãn hàng đang sử dụng. Sau đây là điểm mạnh của NextX DMS:
- Mobile App đầy đủ full toàn bộ chức năng
- Tích hợp phần mềm bán hàng NextX bán hàng để quản lý tồn khó, bán hàng công nợ…
- Tích hợp NextX CRM để quản lý và chăm sóc khách hàng chủ động
- Hệ thống báo cáo và nghiệp vụ khảo sát (survey) và quản lý đối thủ cạnh tranh chuyên sâu
- Quản lý và định vị nhân viên thị trường chuyên sâu khi nhân viên không cần bật app vẫn định vị được
V. Kết luận
Nhìn chung, các trung gian phân phối là yếu tố thiết yếu trong chuỗi cung ứng, đóng góp vào sự thành công của các doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng. Họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ phân phối hàng hóa mà còn cung cấp các giá trị gia tăng như dịch vụ khách hàng, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật. Khi thị trường tiếp tục thay đổi và phát triển, các trung gian phân phối cần phải linh hoạt và thích ứng với những thay đổi này để duy trì vị thế của mình.
Đầu tư vào công nghệ và chiến lược phân phối mới sẽ là chìa khóa để tận dụng các cơ hội và vượt qua những thách thức trong tương lai, đảm bảo rằng họ tiếp tục là những cầu nối quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo dõi Trang tin NextX thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp chính: Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành Phần mềm CRM cho vận tải logistic >>Phòng Marketing: >>Phòng kinh doanh: Phần mềm định vị nhân viên thị trường >>Phòng nhân sự: Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale >>Phòng hỗ trợ khách hàng: Loyalty App – app chăm sóc khách hàng Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center Phần mềm tổng đài ảo Call Center >>Phòng hệ thống phân phối: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG |